Tháng Sáu và Nô Lệ tại Mỹ có ý nghĩa tương quan trong phong trào giải phóng nô lệ của nước Mỹ từ cuộc nội chiến tương tàn vì nô lệ. Juneteenth, tiếng việt tạm dịch là ngày kết thúc nô lệ, được ghi nhận xảy ra vào ngày 19 tháng Sáu năm 1865, ngày mà tin tức về người nô lệ được tự do được loan truyền đến tiểu bang Texas và những tiểu bang miền Tây Nam Hoa Kỳ khác. Ngày 19 tháng 6 năm 1865 là ngày được xem là chính thức hóa nước Mỹ không chấp nhận nô lệ nữa. Điểm đáng chú ý là cuộc nội chiến của nước Mỹ kéo dài suốt 3 năm trời chỉ vì vấn đề tranh chấp nô lệ giữa các tiểu bang với nhau, chỉ vừa chấm dứt 1 tháng trước đó.
Vào thời điểm của ngày 19 tháng 6 năm 1865, mặc dù người nô lệ vui mừng vì biết mình không còn là nô lệ nữa, thế nhưng việc họ ăn mừng vẫn còn diễn ra giới hạn, tập trung trong các nhà thờ tin lành. Những năm sau đó, người gốc phi châu đa số là ở miền Nam nước Mỹ tổ chức các buổi tiệc ăn mừng chung với nhau, mãi cho đến những năm sau này, tức là mất đến cả trăm năm sau, dần dần người gốc phi châu cảm thấy tự nhiên hơn để công nhận và mừng ngày lễ Juneteenth bằng những cuộc diễn hành hay tập họp, và một trong những nghi thức của buổi lễ là mọi người cùng nhau lắng nghe Bản Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ do tổng thống Abraham Lincoln thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1863. Thực ra bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ này lúc được ban hành chỉ giúp giải phóng nô lệ cho những tiểu bang này tìm cách tách rời khỏi hợp chúng quốc Hoa Kỳ mà thôi, nô lệ của những tiểu bang trong liên minh vẫn còn. Phải chờ cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc và phong trào giải phóng nô lệ toàn phần nổi lên với sự trợ giúp của quân đội Hoa Kỳ, tiến trình giải phóng nô lệ mới được hoàn thành.
Việc tranh giành quyền sở hữu nô lệ từ các tiểu bang miền Nam nước Mỹ bao gồm Arkansas, Texas, Alabama, Mississippi, Florida… đã dẫn đến cuộc nội chiến với các tiểu bang miền Đông Bắc. Abraham Lincoln chiến thắng và dẫn đến việc giải phóng nô lệ cho miền Nam nước Mỹ, vì thế trong bảng tuyên ngôn chỉ nhắm vào những tiểu bang chống đối mà thôi.
Texas từng nằm trong các tiểu bang đòi sở hữu nô lệ, nhưng kể từ khi thất bại trong cuộc nội chiến, Texas lại tiên phong trở thành tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1979 công nhận Juneteenth là ngày lễ chính thức của tiểu bang.
Mặc dù ngày Juneteenth được nhắc đến hàng năm, thế nhưng phần lớn chỉ được ăn mừng trong số những người gốc phi châu và là gốc nô lệ của Hoa Kỳ trên các tiểu bang ở miền Nam mà thôi, không phổ biến rộng rãi cho đến khi xảy ra vụ George Floyd, người đàn ông gốc phi châu bị cảnh sát da trắng đè cổ cho đến chết ở Minneapolis, tiểu bang Minnesota xảy ra thì phong trào đòi quyền bình đẳng và tôn trọng người gốc phi châu mới nở rộ và kéo theo phong trào Black Lives Matter lớn mạnh hơn. Đây cũng là phong trào đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực tái tranh của TT Donald Trump, dẫn đến việc ông mất thế đa số ở tiểu bang Georgia, một trong những tiểu bang bảo thủ ủng hộ đảng cộng hòa, TT Trump cũng mất phiếu từ thành phần cử tri gốc phi châu tại nhiều tiểu bang khác và dẫn đến việc ông thất cử.
Phong trào chống kỳ thị từ vụ George Floyd cho đến Black Lives Matter đã giúp Đảng Dân Chủ tạo được lực lượng chính trị hùng hậu, và vì thế, khi chiếm đa số ở quốc hội sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020, các vị thượng nghị sĩ Dân chủ muốn vinh danh ngày Juneteenth trở thành ngày lễ quốc gia và cũng nhận được sự ủng hộ từ các thượng nghị sĩ đảng cộng hòa, chọn ngày 19 tháng 6 hàng năm là ngày Độc Lập cho người gốc nô lệ ở Hoa Kỳ và là ngày lễ quốc gia chính thức.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV