Menu

Việt Nam có thêm 29 bảo vật quốc gia

–  Lý, thẻ bài cung nữ thời Lê sơ, bảo kiếm an dân vua Khải Định… là những bảo vật quốc gia mới được công nhận.
Trong số 29 bảo vật quốc gia mới được công nhận thêm, có 8 bảo vật tại Hà Nội, trong đó có thạp đồng kính hoa 2, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên, thuộc bộ sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính.
Hai bảo vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là trống đồng Sao Vàng, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách nay 2,000 năm và bảo kiếm an dân niên hiệu Khải Định (1916-1925).
Bảo vật Apsara, một kiệt tác trong nghệ thuật điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có 5 bảo vật mới, Đà Nẵng có 3 bảo vật mới, Hải Phòng có 3 bảo vật. Hải Dương có 3 bảo vật, trong đó có chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, thế kỷ 13-14.
Nhiều bảo vật khác được công nhận đợt này như sưu tập mũi khoan đá Thác Hai (Đăk Lăk); sưu tập đàn đá Khánh Sơn (Khánh Hòa); sưu tập vàng lá Châu Thành (Trà Vinh); linga vàng Po Dam (Bình Thuận); phù điêu nữ thần Uma (Bạc Liêu); sưu tập cột kinh Phật thời Đinh (Ninh Bình); hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định); bia Đại bia Diên Minh tự bi (Hưng Yên); mộc bản chùa Dâu (Bắc Ninh); khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và năm mươi đồng (Quảng Ngãi).
Luật Di sản văn hóa Việt Nam quy định bảo vật quốc gia phải là hiện vật gốc độc bản, hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu.