Menu

Vấn đề phá thai tiếp tục được tranh cãi (xem Video)

Vấn đề phá thai tiếp tục gây chia rẽ về chính trị cho nước Mỹ nhất là sau khi tòa tối cao pháp viện đã không ngăn chặn luật phá thai khắt khe nhất từ Texas, mặc dù vẫn để ngỏ cho việc thụ lý những đơn kiện kế tiếp. Texas vẫn là tiểu bang nghiêng về phe bảo thủ vì thế vị thống đốc và quốc hội với đa số Cộng Hòa đã dễ dàng thông qua dự luật ngăn cấm phá thai sau 6 tuần và trở thành luật cấm phá thai khắt khe nhất trên tòa nước Mỹ. Khắt khe nhất là vì rất khó cho người phụ nữ biết được mình đã mang thai chỉ trong vòng 6 tuần lễ đầu tiên. Điểm đáng chú ý là trong luật cấm phá thai của Texas dù phe ủng hộ quyền phá thai đã đệ đơn kiện lên đến tòa tối cao pháp viện, thế nhưng phán quyết mới nhất với tỉ lệ 5 trên 4 không ngăn chặn đã khiến những người ủng hộ quyền phá thai lo sợ rằng phán quyết Roe vs Wade từ năm 1973 sẽ bị mất hiệu lực. 

How unprecedented the Texas abortion law is in scope of history - ABC News

Xin được nhắc lại là vấn đề về quyền phụ nữ phá thai đã được đưa lên tòa tối cao pháp viện năm 1973 với phán quyết rằng hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ cả quyền của người phụ nữ đang mang thai về quyết định của họ được giữ hay không giữ bào thai mà không bị các luật lệ khó khăn của chính phủ ngăn cản. Tuy nhiên phán quyết của tòa tối cao không có nghĩa là 100% người phụ nữ được quyền phá thai nếu họ muốn, vì vẫn cho phép các tiểu bang được đưa ra các luật kiểm soát. Dựa trên khe hở này, Texas và những tiểu bang bảo thủ như Mississippi đã tìm cách thông qua những đạo luật giới hạn quyền phá thai của phụ nữ. Điểm đáng chú ý là hầu như trong các đời tổng thống qua, tòa tối cao pháp viện vẫn phải thụ lý các hồ sơ liên quan đến phá thai, vì các tiểu bang vẫn muốn thông qua các luật nhằm kiểm soát quyền phá thai của phự nữ nghiêm khắc hơn, qua đó bên bảo thủ hay cấp tiến luôn có hồ sơ kiện tụng để đưa lên tòa tối cao. Cho đến đời tổng thống thứ 45 là TT Donald Trump với việc các vị thẩm phán tòa tối cao qua đời hay về hưu, đã tạo cơ hội cho đảng cộng hòa đưa vào 3 vị thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ. Nếu đặt trường hợp không có 3 vị này, tỉ lệ phán quyết vừa qua sẽ ngăn chặn ngay đạo luật phá thai của Texas, vì thế việc bổ nhiệm một thẩm phán tòa tối cao mang ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khuynh hướng mang tính đảng phái, bởi vì luôn tạo sự thuận lợi về chính trị cho một đảng. 

Judge temporarily blocks more potential lawsuits from being filed under  Texas abortion law | KXAN Austin

Vài tuần lễ tới đây, tòa tối cao pháp viện một lần nữa sẽ đưa ra phán quyết về đạo luật ngăn chặn phá thai của tiểu bang Mississippi. Thống đốc bảo thủ của tiểu bang Florida hôm nay cũng lên tiếng về việc xét lại luật phá thai của tiểu bang để có thể siết lại quyền phá thai của phụ nữ hơn nữa. Người ủng hộ phá thai lo sợ, nhân cơ hội tòa tối cao đã không ngăn chặn luật phá thai của Texas, nhiều tiểu bang bảo thủ khác cũng sẽ tìm cách thông qua các luật tương tự và xem như nỗ lực của phe ủng hộ quyền phá thai giữ được từ năm 1973 đến nay tan thành mây khói. 

Sau khi thất vọng trước phán quyết của tòa tối cao pháp viện, TT Joe Biden tuyên bố sẽ dồn nỗ lực toàn chính phủ để ngăn chặn các nỗ lực nhằm thay đổi phán quyết Roe Vs Wade, điều này theo các chuyên gia, quốc hội hiện nay với đảng dân chủ đang nắm đa số cùng với người lãnh đạo là TT Joe Biden, có thể sẽ tiến tới việc đưa ra một đạo luật để bảo vệ quyền phụ nữ phá thai mà theo hiến pháp, tòa tối cao pháp viện sẽ không thể can thiệp được nữa, vì quyền phá thai cho người phụ nữ đã trở thành đạo luật quốc gia. Nhưng cho đến khi quốc hội thông qua được đạo luật này, vấn đề quyền phá thai hay bị ngăn cản phá thai vẫn tiếp tục là đề tài mà tòa tối cao pháp viện sẽ phải cứu xét và tiếp tục là đề tài gây tranh cãi mang tính chính trị mãi mãi cho nước Mỹ. 

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài Little Sài Gòn TV