Cuộc hội đàm đầu tiên cấp ngoại giao giữa đại diện hai chính phủ có nền kinh tế hàng đầu thế giới đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng mà phía Trung Quốc chỉ trích rằng, Hoa Kỳ đã đến với cuộc họp không mang theo sự thiện cảm, ôn hòa và tôn trọng lẫn nhau.
Phái đoàn Trung Quốc có hai nhân vật cao cấp hiện diện là ông Dương Khiết Trì, ủy viên ngoại vụ của trung ương Đảng, giữ vai trò như người cố vấn an ninh cao cấp của Trung Cộng, nhân vật thứ hai là Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc. Phía Hoa Kỳ có ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia tòa bạch ốc là Jake Sullivan.
Theo qui định được đưa ra trước thềm cuộc họp, mỗi bên sẽ có 2 phút mở đầu trình bày, tuy nhiên ngay lập tức, phía Hoa Kỳ đã dành phần trình bày khá nhiều nên đã bị ông Dương Khiết Trì chỉ trích, đầu tiên là khi vào phòng họp, phía Hoa Kỳ yêu cầu phóng viên báo chí ra ngoại, đã khiến ông Dương Khiết Trì lên tiếng: tại sao lại sợ báo chí? Không có lý do gì phải sợ sự hiện diện của báo chí phải không?
Và khi vào cuộc họp, hai bên đã thay phiên nhau chỉ trích về hồ sơ từ chính sách nội bộ cho đến đối ngoại của nhau, bên phía Trung Quốc tức giận là vì Hoa Kỳ đã dành phần nói nhiều và dài đến độ ông Dương Khiết Trì đã lớn tiếng nói rằng, “các anh luôn nói về dân chủ, ấy vậy phía Hoa Kỳ có hai lần trình bày, cũng phải để cho phía Trung Quốc được cùng thời lượng tương ứng. Trước sự chỉ trích mạnh mẽ của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đáp trả lại rằng “lịch sử đã chứng minh là bất cứ ai tìm cách trù dập Trung Quốc, sẽ gặp hậu quả tự hại mình.
Trước thềm cuộc hội đàm đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, phía Hoa Kỳ đã đưa ra các điểm mà họ muốn Trung Quốc phải trả lời bao gồm đàn áp nhân quyền ở Hồng Công, Tây Tạng, vấn đề trù dập người hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương, vấn đề xâm lấn Biển Đông, vì thế trong cả 2 buổi họp hôm Thứ Năm, phía Hoa Kỳ đã dành khá nhiều thì giờ đề cập đến hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
Về hồ sơ nhân quyền ở Hồng Công, để đáp lại những chỉ trích của Hoa Kỳ, ông Vương Nghị gọi đây là thái độ xấu nhằm tìm cách xen lẫn vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Ông Nghị nói rằng “thành phố Anchorage nằm ngày giữa thủ đô Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng vẫn thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Chúng tôi được mời đến đây, ấy vậy thật là điều bất thường khi ngay lập tức phía Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm vận nhắm vào viên chức của Trung Quốc trước thềm cuộc họp. Nếu Hoa Kỳ thực tâm muốn gia tăng điều bất lợi cho Trung Quốc, thì đó là một hành động không được suy tính”.
Trong cuộc họp báo của Trung Quốc sau cuộc họp đầu tiên, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã đưa quan điểm chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ, ông Triệu Lập Kiến nói rằng: “Trung Quốc đến với cuộc họp bằng thái độ chân thành và xây dựng, thế nhưng khi đến đây, phái đoàn không những cảm thấy lạnh vì thời tiết của Alaska, mà còn vì cách cư xử không thân thiện của Hoa Kỳ. Phía Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ gặp Trung Quốc ở nửa đường, như cuộc điện đàm hôm tết dương lịch giữa hai nhà lãnh đạo, nhằm mục tiêu hợp tác, tránh tạo xung đột, và gia tăng mối quan hệ song phương trong sự phát triển lành mạnh và ổn định”.
Buổi họp thứ 3 theo dự trù sẽ được thực hiện trong ngày hôm nay Thứ Sáu, bàn về vấn đề mậu dịch, thế nhưng, dựa trên nội dung cuộc họp và sự chỉ trích của phía Trung Quốc cho thấy, phía Hoa Kỳ nhân cuộc họp đầu tiên này, chỉ nhằm trình bày cho Trung Quốc hiểu rõ quan điểm của Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền và xâm lấn đường biển của Trung Quốc, rồi sau đó, các cuộc họp kế tiếp sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề tồn đọng này.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV