Chỉ có 20 công ty trên toàn thế giới đang chịu trách nhiệm cho số rác thải nhựa gây ô nhiễm trên toàn cầu hiện nay. Đây là kết quả nghiên cứu và khảo sát từ tổ chức mang tên Minderro, một trong tổ chức từ thiện lớn nhất ở Châu Á, theo đó, nghiên cứu dựa vào bản Chỉ Số Người tạo ra Rác Thải Nhựa đưa ra để cho thấy, nguồn rác thải từ nhựa ra môi sinh trên thế giới đến từ các vật liệu nhựa cho người tiêu thụ, như chai nhựa, bao ny lông, bao nhựa đóng gói hàng hóa… Hầu hết chất nhựa này đến từ nguồn dầu thô và sau khi qua sử dụng, chúng sẽ tích tụ gây ô nhiễm cho đại dương, hoặc được đốt hoặc thải ra các bãi rác trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu chỉ với bao nhựa không thôi, trong vòng 5 năm tới, số lượng sản xuất bao nhựa sẽ gia tăng thêm 30% vì nhu cầu của người tiêu thụ trên toàn cầu tăng, và càng làm cho nỗ lực làm sạch môi trường thêm khó khăn hơn nữa.
20 công ty được đề cập trong cuộc nghiên cứu đều là những công ty chuyên lọc dầu, để sản xuất chất nhựa, ngoài ra là các công ty tài chánh hỗ trợ cho việc đầu tư vào ngành lọc dầu. 20 công ty dầu hỏa hiện chịu trách nhiệm cho 55% nguồn rác thải nhựa trên toàn thế giới. Trong số này công ty dầu ExxonMobil của Mỹ đứng đầu thế giới với nguồn rác thải nhựa lên đến gần 6 triệu thước khối rác. Kế đến là công ty Dow cũng của Hoa Kỳ và công ty dầu Sinopec của Trung Quốc. Trên toàn thế giới, 100 công ty chịu trách nhiệm cho nguồn rác nhựa chiếm 90% tổng số rác nhựa toàn cầu. Ngoài ra có 20 ngân hàng thế giới đóng góp hơn 30 tỉ mỹ kim nguồn đầu tư vào các công ty dầu hỏa và sản xuất nhựa này.
Cuộc nghiên cứu từ tổ chức Minderro cũng định ra quốc gia nào sản xuất rác thải nhựa nhiều nhất thế giới, điểm đáng chú ý là nước Úc, chỉ với dân số hơn 20 triệu dân, vậy mà trở thành quốc gia sản xuất rác thải nhựa đứng đầu thế giới, kế đến là Hoa Kỳ. Người dân của hai nước này, hàng năm tiêu thụ hơn 50 kí lô rác nhựa.
Nam Hàn và Anh Quốc đứng hạng 3 và hạng tư với 4 kí lô rác nhựa mỗi người dân tiêu thụ.
Người Trung Quốc chỉ tiêu thụ khoảng 18 kí lô nhựa còn Ấn Độ chỉ còn 4 kí lô hàng năm.
Các số liệu về nguồn nhựa được con người tiêu thụ hàng năm và thải ra ngoài môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm môi sinh trên thực tế đã gặp khủng hoảng như thế nào, vì lý do, chất thải từ nhựa mất trung bình từ 100 đến 1000 năm mới có thể tan vào đất, vì vậy, một khi một chai nhựa hay một bao rác nhựa khi bị thải vào đại dương, chúng thường lọt vào bao tử của cá hay loài hải sinh. Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi sinh và ô nhiễm luôn nguồn nước cho con người tiêu thụ hoặc sản xuất thực phẩm. Chất nhựa hầu như hiện hữu trong mọi sản phẩm của con người, từ điếu thuốc lá đến ly nhựa đựng cà phê. Xe hơi, máy bay, thiết bị quân sự, nhà máy, phụ tùng, đều có chất nhựa, nhưng chất nhựa thải ra môi sinh lớn nhất vẫn là bao bì, chai nước hay các chất nhựa phụ con người sử dụng hàng ngày, như ống hút, muỗng nĩa bằng nhựa, chúng dễ dàng được vứt bỏ nhất và bãi rác chứa nhiều chất nhựa này nhất. Việc thiêu hủy các chất nhựa này cũng gây ô nhiễm môi sinh, một là chúng được nấu lại trong các nhà máy tái chế, hai là chúng được máy đốt thành than. Số nhựa không qua việc tái chế hay thiêu hủy, thì một là tồn tại trong bãi rác cả ngàn năm tới, hai là được vứt ra bờ sông, rồi trôi ra biển, hay kẹt lại trên đất khắp nơi.
Với tình trạng nguồn nhựa được sản xuất trong vòng 5 năm tới sẽ tăng thêm 30% so với hiện nay, cho thấy, nỗ lực dọn sạch môi trường rác cho cả thế giới luôn là thử thách lớn, không chỉ thán khí gây tình trạng bầu khí quyền bị hâm nóng, nhưng rác nhựa sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV