Menu

Tình trạng lạm phát còn tăng trong thời gian tới (xem Video)

HTT: Tây Ban Nha, Vương quốc Anh hiện đang chịu áp lực lạm phát nặng nề với giá năng lượng và lương thực tăng mạnh.

Tỷ lệ lạm phát của Tây Ban Nha trong tháng 5 là 8,7%, tăng nhẹ so với 8,3% trong tháng 4, nhưng thấp hơn mức 9,8% trong tháng 3, theo số liệu thống kê sơ bộ do Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha công bố hôm thứ Hai.

Giá điện tăng vẫn là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao. Tây Ban Nha đang chứng kiến ​​giá nhiên liệu và lương thực tăng lên.

Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, các biện pháp hạn chế giá năng lượng sẽ giúp kiềm chế lạm phát gia tăng và bảo vệ người tiêu dùng khi giá trên thị trường năng lượng quốc tế có thể tăng hơn nữa.

Trong khi đó tính đến tháng 4 năm 2022, giá các mặt hàng thực phẩm bình dân ở Anh đã tăng hơn 15%, trong đó mì ống có mức tăng lớn nhất, đạt 50%, theo dữ liệu mới nhất do Văn phòng Thống kê Quốc gia công bố hôm thứ Hai. Văn phòng của Anh viết tắt là ONS, giám sát các mặt hàng rẻ nhất hàng ngày trong 30 siêu thị, bao gồm mì ống, gạo, bánh mì, chè, bánh quy, chuối, khoai tây và bánh pizza. Trong đó, các mặt hàng có giá thấp nhất và tăng nhanh nhất là mì ống, khoai tây, bánh mì, thịt bò xay và gạo.

Các số liệu cho thấy các thành phần nghèo nhất của Vương quốc Anh đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát, vì chi phí thực phẩm và năng lượng chiếm một phần chính trong chi tiêu của họ.

Không những Anh và Tây Ban Nha, nhưng các quốc gia trên toàn cầu vẫn đang chịu giá lạm phát gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân và chưa thấy có dấu hiệu chậm lại khi ngày hôm nay, bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết có đến 90% lượng dầu nhập cảng  từ Nga sẽ bị tạm dừng sau khi các nước thành viên đồng ý về lệnh cấm một phần.

Lên tiếng tại một cuộc họp báo ở Brussels cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, von der Leyen cho biết Nga hiện đã làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu cho 5 thành viên EU gồm  Phần Lan, Bulgaria, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan.

Vì thế các nhà lãnh đạo EU thông báo họ đã đồng ý về nguyên tắc lệnh cấm theo từng giai đoạn và một phần đối với nhập cảng dầu từ Nga, biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất của khối đối với Moscow kể từ khi xâm lược Ukraine ba tháng trước.

Lệnh cấm sẽ nhắm trực tiếp vào việc nhập cảng dầu bằng đường biển trong khi miễn trừ dầu được vận chuyển bằng đường ống, một nhượng bộ cho Hungary không giáp biển, nước đã phản đối lệnh cấm hoàn toàn.

Bà Von der Leyen tiếp tục đổ lỗi cho Nga về một cuộc khủng hoảng lương thực đang nổi lên bằng cách chặn xuất cảng lúa mì của Ukraine.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV.