– Ngay sau khi TT Putin tuyên bố triệu tập quân đội cho cuộc chiến đang chùn bước ở Ukraine, Timofey và Andrey, hai anh em đến từ Moscow, đã cố gắng đặt các chuyến bay ra khỏi đất nước. Nhưng vào thời điểm họ muốn đi, giá đã tăng nhanh đến mức họ không thể mua hết những chiếc vé cuối cùng còn lại.
Thay vào đó, họ nhảy lên xe. Cha của họ đã chở họ trong đêm khoảng 70 cây số để đến được thủ đô Minsk ở nước láng giềng Belarus. Tại đó, họ đáp chuyến bay vào sáng hôm sau đến Tashkent, thủ đô của Uzbekistan.
Andrey, 26 tuổi, nói từ Tashkent cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể phải vượt biên trái phép qua các khu rừng nếu họ không cho chúng tôi ra khỏi Nga.
Lệnh triệu tập của Putin đã khiến hàng chục trăm ngàn thanh niên Nga phải chạy trốn khỏi đất nước, thường bằng các tuyến đường bộ.
Kirill Ponomarev, một nhà báo 24 tuổi đến từ Voronezh gần Ukraine, đã lên đường đến Yerevan thuộc nước Armenia. Anh đã mất một tuần trên hành trình bằng xe hơi tàu hỏa và máy bay kéo dài hơn 6.000 dặm.
Ngay cả trước khi Putin đưa ra thông báo động binh, Ponomarev đã lên kế hoạch rời đi: ông đã đặt vé cho thành phố Yerevan trước 1 tuần. Nhưng thay đổi một ngày sau bài tuyên bố của Putin, Ponomarev quyết định chờ đợi là quá mạo hiểm. Vào thời điểm đó, vị Thống đốc khu vực đã ký sắc lệnh cấm những người thuộc lực lượng trừ bị rời khỏi tỉnh. Ponomarev chỉ mất gần một giờ để đóng gói đồ đạc trước khi lên xe hơi chạy một mạch 600 cây số để đến Volgograd, gần biên giới với Kazakhstan. Đến đây, anh ta tìm được một tấm vé rẻ trên một chuyến tàu đường dài đến Tajikistan, nơi thường chở những người lao động nhập cư Trung Á đến và đi từ Nga.
Anh kể lại: 90% người trên xe là những người đàn ông Nga trong độ tuổi quân đội. Mọi người nhìn nhau trong im lặng, nhưng tất cả đều hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại biên giới, một người lính gác lên tàu và nói chưa bao giờ thấy nhiều người trên chuyến tàu này, và hỏi mọi người đi đâu. Mọi người đều nói rằng họ sẽ đi gặp người thân của họ, bà của họ hoặc bạn gái của họ.
Chuyến tàu mất 17 tiếng để đến thành phố dầu mỏ Atyrau hẻo lánh của Kazakhstan trên biển Caspi. Tại đây, Ponomarev đã tìm thấy một chuyến bay đến thủ đô thương mại Almaty của Kazakhstan, cách đó 2.000 cây số về phía đông. Từ đó, anh bắt chuyến bay đến Sharjah ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trước khi bay tiếp đến Yerevan.
Tashkent và Yerevan, giống như các thủ đô khác của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ cho phép người Nga đến ở mà không cần thị thực, đã trở thành nơi trú ẩn, đặc biệt là đối với các thành viên của tầng lớp trung lưu thành thị Nga, những người có khả năng di chuyển nhanh chóng và có nguồn tiền để trốn thoát.
Timofey, một trong những người Nga cho biết, “Nếu bạn đi dạo quanh thành phố, bạn sẽ thấy rất nhiều người Nga, rất nhiều công nhân thuộc ngành công nghệ cao, đang ngồi làm việc trong các quán cà phê.”
Uzbekistan cho phép người Nga ở lại mà không cần thị thực trong 90 ngày và tuyên bố sẽ không trục xuất những người Nga đến để trốn nghĩa vụ quân sự. Nhiều người Nga dự định chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ có thể xin giấy phép cư trú tương đối dễ dàng.
Đối với nhà báo Ponomarev, cú sốc văn hóa lớn nhất khi chuyển đến Yerevan của Armenia là nền dân chủ truyền thống và báo chí tương đối tự do của Armenia, vì ở Nga tất cả các phương tiện truyền thông độc lập đã bị đóng cửa.