Menu

Nguy cơ Ukraine mất chủ quyền gần kề

Chưa lúc nào từ ngày khối liên bang sô viết sụp đổ năm 1991 đến nay mà đất nước Ukraine sau khi độc lập và có chủ quyền, người dân và chính phủ Ukraine đang lo sợ mất sự độc lập đến như thế. Tin tức từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ đưa ra hôm nay cho thấy, TT Vladimir Putin của Nga đã lên kế hoạch thay thế chính phủ của TT Zelensky hiện nay bằng chính phủ thân Nga và tiến tới việc sáp nhập Ukraine vào nước Nga. Thực ra, người dân Ukraine và Nga không hề có thù hận với nhau, cũng tương tự như người Hoa và người Việt Nam, nhất là trong thời liên bang sô viết, khi Ukraine và Nga được xem là hai đồng minh thân cận nhất. Tuy nhiên lịch sử đầy biến động giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến việc TT Putin muốn sát nhập Ukraine trở về với Nga.

Lịch sử cận đại của Ukraine khởi đầu sau khi cuộc cách mạng cộng sản Nga lật đổ chế độ Sa Hoàng năm 1917, cả đế chế Nga bị lật đổ và vài năm sau thay bằng chính phủ Sô Viết. Vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, lực lượng cộng sản Ukraine đã lật đổ chính phủ Ukraine ở Kiev và thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết Ukraine, và trở thành quốc gia khởi đầu để thành lập khối Liên Bang Sô Viết. Chính quyền Cộng Sản Nga vào thời điểm này đã muốn Nga hóa Ukraine, vì thế năm 1938, đưa Nikita Khrushchev, một người Nga trở thành tổng bí thư của đảng cộng sản Ukraine. Đó là lý do ngay từ những ngày đầu thành lập khối liên bang sô viết, Ukraine đã là một phần của Nga.

Khrushchev từ vai trò Tổng Bí Thư của Nga, nhưng có tư tưởng chống Stalin, vì thế khi trở thành Tổng Bí Thư của Liên Bang Sô Viết, ông đã lên án những tội ác của Stalin và đưa ra chính sách tiêu diệt tư tương Stalin. Theo các chuyên gia, Khrushchev mặc dù là tổng bí thư của Liên bang sô viết, nhưng ông lại là người theo chủ trương ôn hòa với quốc tế, vì thế đã hợp tác với Hoa Kỳ để làm giảm căng thẳng từ cuộc chiến tranh lạnh, làm giảm đối đầu giữa khối tự do và cộng sản.

Điểm đáng chú ý là khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ năm 1941 đến 1944, thì người dân Ukraine đã thành lập lực lượng kháng chiến Ukraine, vừa chống lại Hitler vừa chống lại Liên Bang Sô Viết, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của Liên Sô quá lớn nên mọi nỗ lực để tìm độc lập từ Liên Xô không thành công cho đến khi khối liên bang sô viết sụp đổ năm 1991.

Sau khi giành được độc lập từ khối Liên Bang Sô Viết, Ukraine chủ trương theo đường lối tư bản chủ nghĩa và dần hội nhập với phương Tây để phát triển kinh tế. Tuy nhiên khi Vladimir Putin lên làm tổng thống nước Nga vào năm 2012 thì chính sách đối ngoại của Nga bắt đầu thay đổi, Putin muốn đưa nước Nga trở về thời kỳ liên bang sô viết, không phải theo con đường cộng sản chủ nghĩa, nhưng con đường thống nhất Ukraine và các quốc gia trong khối Sô Viết cũ trở về với Nga. Vladimir Putin bắt đầu gây chia rẽ Ukraine bằng cách chiêu dụ tổng thống Ukraine năm 2013 là Viktor Yanukovich làm tay sai cho Nga. Yanukovich theo chỉ thị của Nga đã ngừng tham gia vào hiệp ước hợp tác giữa Ukraine với khối Châu  u, và quyết định này đã khiến người dân Ukraine xem là hành vi phản bội của Yanukovich, nhất là khuynh hướng thân Nga của Yanukovich, dẫn đến một cuộc biểu tình chưa từng có. Trong khi đó TT Putin nhất định đưa Ukraine về Nga, vì thế năm 2014 tiến chiếm bán đảo Crimea, mà dưới thời Sô Viết từng trao lại cho Ukraine. Từ cuộc chiến Crimea, Putin tiếp tục chính sách xâm lược Ukraine bằng cách ủng hộ cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine và thành lập hai nhà nước cộng hòa tự xưng ở hai vùng Luhansk và Donetsk. Sau 8 năm không thành công trong nỗ lực gây ảnh hưởng chính trị đến Ukraine, cuối cùng Putin quyết định xâm lược bằng mọi giá để chiếm Ukraine. Hôm nay Putin đang lên kế hoạch để thay thế chính phủ Zelensky thành chính phủ ủng hộ Nga.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV