“Mọi thứ đều đắt đỏ, thịt đắt. Không thể mua nổi. Những thứ khác, chẳng hạn như đồ ngọt, chúng tôi không làm vì chúng đắt tiền. Còn dầu ăn, chúng tôi thậm chí cũng không thể dùng chúng nữa”. Đó là lời than vãn của ông Umm Younis, một người Iraq 60 tuổi đang mua sắm tại một khu chợ nổi tiếng ở Baghdad, nơi một chai dầu ăn hiện được bán với giá gấp đôi so với giá trước khi chiến tranh Ukraine xảy ra.
Khi các quốc gia trong khu vực hồi giáo đang chuẩn bị bắt đầu tháng chay Ramadan, nơi các gia đình thường tụ tập vào ban đêm và tổ chức các bữa ăn kiêng, các gia đình cảm thấy áp lực từ giá cả lương thực toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.
Ông René Verduijn của cơ quan lương thực quốc tế cho biết, giá thực phẩm cơ bản toàn cầu đã đạt mức cao nhất trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, chủ yếu là do lạm phát sau đại dịch COVID-19.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tác động của cuộc xung đột Ukraine đã nhanh chóng được cảm nhận bởi những người dân vốn đã dễ bị tổn thương trong khu vực như quốc gia Lebanon, nơi 80% sống dưới mức nghèo khổ. Ông Ali Ibrahim, phó chủ tịch liên đoàn bánh mì Lebanon cho biết: “Thiếu lúa mì và nhu cầu về bánh mì tăng lên vì mọi người đang ăn bánh mì nhiều hơn các thực phẩm khác, vì không đủ khả năng nên người dân không thể mua phô mai.
Tại Iraq, một quốc gia sản xuất dầu hỏa, chịu áp lực giá cả tốt hơn so với các quốc gia hồi giáo láng giềng, nhưng chính phủ cũng phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân như tăng trợ cấp và dự trữ ngũ cốc. Ông Mari Pangestu, giám đốc điều hành chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới cho biết, vấn đề chính là giá tiêu thụ không thể kham nổi, chứ không phải là thiếu hàng. Thực phẩm vẫn có đủ rên toàn cầu, nhưng làm sao để hỗ trợ việc chuyển hàng và không để bị hạn chế xuất cảng.
Vì muốn dự trữ và bảo vệ lương thực nội địa, một số quốc gia trong khu vực, như Ai Cập hoặc Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh cấm xuất cảng đối với một số mặt hàng. Nhưng thay vào đó, các chuyên gia đang kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực nhiều hơn.
Ông Mari Pangestu cho biết thêm, việc hợp tác khu vực để bảo đảm lương thực có đủ thực sự là một ý tưởng hay bởi vì ở các khu vực khác, họ đang thực hiện. Vì sẽ có những quốc gia có mức dự trữ, nhưng cũng có quốc gia bị hạn chế, vì thế, làm cách nào để chia sẻ hàng nếu không có được sự hợp tác.
Việc thiếu các mạng lưới an toàn xã hội và việc phân bổ sai nguồn lực, đang góp phần làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực trong khu vực hồi giáo, nơi cứ ba người thì có một người không đủ ăn.
Ông Abu Nasri viên chức về lương thực ở thành phố Mosul, Iraq cho biết họ đang tìm kiếm những tổ chức có thể đến hỗ trợ, nhưng từ năm ngoái đến năm nay chỉ có vài tổ chức mà thôi. Họ đến từ các đền thờ, nơi mà đời sống của người dân đều đến từ đền thờ.
Ukraine và Nga là hai quốc gia xuất cảng lúa mì lớn nhất cho vùng Trung Đông, lại đang rơi vào thời điểm của tháng chay Ramadan, càng làm tình trạng thiếu lương thực, bao gồm lạm phát và lợi tức không tăng, khiến đời sống người dân thêm khó khăn và chật vật.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV.