Menu

Mối hiểm họa rò rỉ nguyên tử tại nhà máy điện do Nga chiếm giữ ở Ukraine (xem Video)

HTT:  Công ty nguyên tử nhà nước Energoatom của Ukraine cho biết hai lò phản ứng cuối cùng đang hoạt động tại nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia do Nga chiếm giữ đã bị cắt khỏi mạng lưới điện của Ukraine vào ngày hôm nay sau khi các đám cháy gần đó làm hư hại các đường dây điện trên không.

Công ty cho biết hỏa hoạn bùng phát tại các hố tro của một nhà máy than nằm gần nhà máy Zaporizhzhia – cơ sở nguyên tử lớn nhất châu Âu làm hỏng các đường dây điện nối với lưới điện.

Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia đã bị Nga chiếm đóng vào tháng 3, ngay sau khi Tổng thống Putin thực hiện cuộc xâm lược Ukraine. Trong những tuần gần đây, nỗi lo sợ về sự an toàn và nguy cơ có thể xảy ra tai nạn nguyên tử kiểu Fukushima sau khi Ukraine và Nga cáo buộc nhau đã pháo kích vào gần nhà máy.

Ukraine cáo buộc Nga sử dụng nhà máy này như một lá chắn để bắn vào các mục tiêu của Ukraine. Ngược lại Nga cáo buộc Ukraine bắn vào cơ sở này. Tuy nhiên cho đến nay Nga vẫn từ chối các lời kêu gọi quốc tế về việc phi quân sự hóa nhà máy và Tổng thống Nga Putin ngày 19/8 đã cáo buộc rằng Ukraine đã pháo kích trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Macron.

Vào đầu thế kỷ 20, Zaporizhzhia là một thị trấn nông thôn nhỏ không nổi bật của Đế quốc Nga, nơi có tầm quan trọng về công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa do chính phủ Liên Xô thực hiện trong những năm 1920–1930. Cách phố cổ Alexandrovsk 10 cây số, nơi hẹp nhất của sông Dnepr được quy hoạch để xây dựng nhà máy thủy điện mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. 

Nỗ lực của chính phủ là xây dựng thành phố mới hiện đại và một nhà máy thép và nhôm khổng lồ ngay cạnh nhà máy thủy điện. Sau đó nhà máy được đặt tên là “DnieproHES”, nhà máy thép – “Zaporizhstal” theo kế hoạch sẽ vượt quá sản lượng nhôm nói chung trên toàn châu Âu vào thời điểm đó. 

Nằm trên bờ nam của sông Dnepr tại Enerhodar, phía tây nam của chính thành phố Zaporizhzhia, nhà máy này chiếm một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với cả lực lượng Nga và Ukraine. Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia có 6 lò phản ứng làm mát bằng nước do Liên Xô thiết kế chứa Uranium 235, có chu kỳ tiêu hủy hơn 700 triệu năm. Đây là nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu và là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1980 và lò phản ứng thứ sáu được kết nối với lưới điện vào năm 1995. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử, tính đến ngày 22 tháng 7, chỉ có hai trong số các lò phản ứng đang hoạt động.

Sự hiện diện của các lò phản ứng làm mát bằng nước, cũng như một cơ sở lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng, trên một địa điểm rộng lớn và ngổn ngang đã khiến Nga sử dụng nó như một bãi pháo được gọi là “có mái che”, sử dụng các phương tiện này để bắn vào các vị trí của Ukraine và tin rằng Ukraine sẽ không bắn trả vì Ukriane không muốn tạo ra nguy cơ rò rỉ nguyên tử. Người đứng đầu Liên hợp quốc nói khi ông thúc giục cho nhân viên vào địa điểm vì việc tấn công vào nhà máy nguyên tử Ukraine là ‘tự sát’. Trong khi đó phía Hoa Kỳ, ngoại trưởng Antony Blinken, đã cáo buộc quân Nga sử dụng nhà máy này như một “lá chắn nguyên tử vì lẽ đương nhiên quân Ukraine không bán trả vì sợ xảy ra một tai nạn nguyên tử khủng khiếp. Tuy nhiên điều đó đã cho phép quan Nga nhắm mục tiêu vào các khu vực như thành phố Nikopol bên kia sông của Ukraine, nơi đã bị pháo kích dữ dội trong những tuần gần đây.

Ngoài ra do chiến tranh, việc duy trì hoạt động của nhà máy nguyên tử cũng đang gặp khó khăn. Các viên chức an toàn hạt nhân quốc tế đã trở nên lo ngại về việc thiếu phụ tùng thay thế, khả năng chuyên gia ra vào để bảo trì các lò phản ứng thường xuyên và thiếu liên lạc với nhân viên, tất cả đều bị gián đoạn bởi cuộc xung đột đang diễn ra.

Các lò phản ứng được thiết kế để chịu được tác động đáng kể – ví dụ như một máy bay dân dụng đâm vào chúng. Nhà máy được bảo vệ bằng thép và bê tông cốt thép cũng như các hệ thống phòng cháy chữa cháy, mặc dù một cuộc tấn công từ một hỏa tiễn mạnh có thể tạo khủng hoảng rò rỉ. 

Tuy nhiên, các tòa nhà chứa nhiên liệu đã qua sử dụng không được xây dựng với mức độ bảo vệ tương tự, có nghĩa là việc rò rì phóng xạ có thể xảy ra, nếu nhà máy bị trúng bom. HIện nay vấn đề bảo trì nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế là điều cấp thiết. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường ở Ukraine, cho cả Nga và Châu Âu. 

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV