Menu

Kẻ độc tài và tâm thần bất ổn Putin (xem Video)

HTT:  Kể từ khi TT Nga Vladimir Putin quyết định chiến dịch quân sự xâm lược Ukraine, rất nhiều quan điểm được thảo luận về tình trạng tâm thần bị bất ổn của Putin. Ông phải biết, quyết định xâm lăng Ukraine sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào về kinh tế cho đất nước của ông, vậy mà ông vẫn làm. Liệu Putin đã quá mê muội trong việc gìn giữ hình ảnh của mình là một nhà lãnh đạo đại tài, nhất là nước Nga sẽ bước vào cuộc bầu cử tổng thống vào sang năm, hay ông chẳng hề quan tâm đến gì hết.

Tuy nhiên sau khi nhất định tấn công Ukraine và gây thiệt mạng cho binh sĩ Nga lẫn thường dân Ukraine trong vài ngày đầu cuộc chiến, giờ đây, Putin đang có nguy cơ mất dần niềm tin của người dân, nhất là nguồn tài chánh nuôi sống họ, một khi cuộc chiến còn kéo dài.

Nếu Putin có vấn đề về tâm lý thật sự, thì sẽ là một hiểm họa cho thế giới trong tương lai gần. Hitler là một kẻ tàn ác và rõ ràng có vấn đề về tâm lý, nhưng thời thế chiến thứ hai, Hitler không có vũ khí nguyên tử. Ngày nay, với kho vũ khí nguyên tử trong tay, Putin có thể hủy hoại cả thế giới chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, hủy hoại luôn cả nước Nga và hàng triệu người dân Nga.

Trong thông điệp liên bang trên đài truyền hình tuần qua, Putin đã đưa ra lời khuyến cáo về khả năng nguyên tử của Nga, nói rằng: Bất kể ai muốn ngăn cản hoặc đe dọa đến nước Nga và người dân Nga, họ phải biết, Nga sẽ đáp trả ngay lập tức và sẽ nhận được hậu quả mà họ chưa từng được chứng kiến trong lịch sử. Vài ngày sau đó, Putin bước thêm bước nữa bằng ca1chtuye6n bố, lực lượng nguyên tử được đặt trong tình trạng khẩn cấp, một tuyên bố mà phía NATO cho là lời đe dọa vô cùng nguy hiểm, và là một hành vi vô trách nhiệm, càng làm tăng thêm sự nghiêm trọng của vấn đề.

Người ta còn nhớ lần cuối cùng khi hiểm họa về nguyên tử trở thành mối đe dọa với thế giới khi giữa Hoa Kỳ và Liên sô đụng độ về vấn đề Cuba. Thời gian đó, tổng bí thư của Liên sô là ông Khrushchev, tuy nhiên mặc dù là một nhà lãnh đạo đầy biến động và cố chấp, nhưng cũng không bày tỏ sự thù hận như người ta thấy ở TT Putin thời điểm này. Sau khác biệt lớn giữa hai nhà lãnh đạo là Khrushchev còn lắng nghe quan điểm của các đồng chí của y, trong khi Putin mặc dù nghe, nhưng cuối cùng vẫn chọn quyết định chung cuộc là của mình.

Theo các chuyên gia, Putin là một kẻ độc tài và tự ti, vì thế không muốn thấy Ukraine trở thành một quốc gia dân chủ và tự do theo phương Tây. Vì thế Putin luôn đổ lỗi cho phương Tây là luôn tìm cách gây hại đến giá trị của nước Nga, đồng thời đe dọa đến vị thế của nước Nga với thế giới. Việc tấn công Ukraine là mục tiêu để Putin tìm vị thế trấn áp sự tự do của quốc gia láng giềng và làm giảm tầm ảnh hưởng của Ukraine đối với người dân Nga, nếu như Ukraine được Châu âu và Nato đệ nạp làm thành viên. Với việc chiếm đóng Ukraine, Putin muốn thành lập một chính phủ thân Nga, lấy mất đi quyền tự do dân chủ mà người dân Ukraine từng được hưởng kể từ cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài thân Nga trước đây. Putin có thể thắng Ukraine, nhưng với giá nào và liệu người dân Nga sẽ tiếp tục chịu đựng trước chính sách điên cuồng của một tên thủ lãnh độc tài, tàn ác với tâm thần bất ổn như Putin bao lâu nữa. Ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế sẽ gây ra nhiều biến động cho nước Nga trong thời gian tới, chưa kể là Putin sẽ chiếm giữ được Ukraine trong bao lâu.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV

 

Dân Anh chống Elon Musk

Image: Reuters connect LONDON, ENGLAND (LSTV) – Người dân London cho biết Elon Musk nên “tránh xa chính trị”  sau khi ông tấn công chính