Theo báo cáo mới nhất do tổ chức phóng viên không biên giới viết tắt là RSF đưa ra hôm nay cho thấy, trong năm 2020 có 50 phóng viên đã bị ám hại, là con số cao nhất cũng như xảy ra tại những quốc gia bình an nhất.
Việc đưa ra bản báo cáo về tình trạng đàn áp và ám hại ký giả trên thế giới là nhằm nêu bật sự nguy hiểm cho phóng viên đến từ những hành động xách nhiễu, đàn áp, trù dập bằng bạo động nhắm vào những nhà báo, mà công việc duy nhất và quan trọng của họ là tìm kiếm và loan tải những thông tin trung thật nhất cho độc giả hoặc khán thính giả, là đối tượng cần được biết sự thật.
Điểm đáng lưu ý trong báo cáo của phóng viên không biên giới là trong số những nhà báo bị giết trong lúc tìm kiếm tin tức, không phải trong những quốc gia đang có chiến tranh, mà lại đến từ những quốc gia được xem là bình yên và ổn định.
50 phóng viên bị giết trong năm 2020, thấp hơn chỉ 3 phóng viên so với năm 2019, và tổng số phóng viên bị giết trong vòng 10 năm qua là 937 người. Phát ngôn viên tổ chức phóng viên không biên giới, ông Pauline Mevel cho biết, có đến 69% những phóng viên bị giết năm 2020 là đến từ những quốc gia không chiến tranh, và đang trở thành khuynh hướng đáng quan ngại về hoạt động của giới ký giả.
Trong số các quốc bị xếp hạng nguy hiểm nhất cho phóng viên là Mexico, lý do đây là quốc gia mà cuộc chiến chống ma túy vẫn tiếp diễn suốt nhiều thập niên qua, những phóng viên loan tin hoặc săn tin không có lợi cho bọn buôn ma túy đều nằm trong danh sách bị ám hại của các tay trùm ma túy.
Theo lời của phát ngôn viên RSF: “số phóng viên bị giết ở Mexico vẫn đứng cao nhất trong vòng 3 năm qua, và là nơi nguy hiểm nhất cho phóng viên làm việc, nhất là hành vi giết người rất dã man, đa phần họ bị chặt đầu hoặc cơ thể bị chặt ra từng mảnh vụn.
Theo lời bà Pauline Mevel, những kẻ ám hại phóng viên, cùng lúc muốn đưa ra những lời cảnh cáo mạnh mẽ, nếu họ bị điều tra, thì mạng sống của phóng viên sẽ bị đe dọa, và nếu lời khuyến cáo không được đáp ứng, thì phóng viên sẽ bị giết, và bị giết một cách tàn nhẫn.
Tại Mexico có 8 phóng viên bị giết trong năm 2020. Iraq là quốc gia thứ nhì có số phóng viên bị giết hại nhiều nhất, gồm 6 phóng viên, Afghanistan có 5 phóng viên bị giết, Pakistan có 4 phóng viên bị giết và Ấn Độ có 4 phóng viên bị giết. Ngoài khuynh hướng liên quan đến thông tin về ma túy, tôn giáo, tranh chấp chính trị, quyền lực, phóng viên bị giết nhiều trong năm nay khi họ đang thực hiện các bản tường trình về các cuộc biểu tình. Có 7 phóng viên bị thiệt mạng trong lúc ghi nhận tin tức hoặc chụp ảnh liên quan đến các vụ biểu tình khắp nơi, đến từ nhiều động lực.
Ngoài ra, những phóng viên nào chuyên tường thuật những vụ tham nhũng trong chính quyền, thường cũng bị ám hại, trong số này có 10 phóng viên đã bị giết trong năm 2020. Có 4 phóng viên bị giết trong lúc tường trình về các hoạt động mờ ám từ các băng đảng trong xã hội.
Ngoài danh sách 50 phóng viên bị giết trong năm 2020, tổ chức phóng viên không biên giới còn đưa ra danh sách của 387 phóng viên hiện đang bị giam cầm vì hoạt động của họ, trong số này các nữ phóng viên bị trù dập đã tăng thêm 35% so với năm ngoái. (LSTV)