Menu

Đức yêu cầu phát triển thuốc chủng bệnh đậu mùa khỉ

HTT:   Bệnh đậu mùa từ Khỉ tiếng anh là Monkeypox đang gây nên mối quan tâm đặc biệt là tại Châu âu và Hoa Kỳ sau khi một vài trường hợp lây nhiễm được tìm thấy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bệnh đậu mùa ở khỉ bùng phát ở các nước không lưu hành bệnh dịch, đặc biệt là ở châu  u và Bắc Mỹ, là “có thể kiểm soát được” và sự lây truyền siêu vi khuẩn từ người sang người có thể được ngăn chặn.

Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở Tây và Trung Phi. Cho đến nay, chưa đến 200 trường hợp được xác nhận và nghi ngờ mắc bệnh khỉ đã được báo cáo bên ngoài châu Phi, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm các bệnh mới nổi của WHO cho biết hôm thứ Hai.

Trong một chương trình trực tiếp trên các kênh truyền thông xã hội của WHO, Van Kerkhove nói rằng tình hình bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là “có thể tránh được” ở các nước không có dịch bệnh lưu hành, “đặc biệt là ở những nước đang chứng kiến ​​những đợt bùng phát này đang xảy ra trên khắp châu  u, ở Bắc Mỹ.”

Van Kerkhove cho biết bệnh có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng như xác định sớm và cách ly các ca bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng tương tự như bệnh nhân đậu mùa trước đây, mặc dù bệnh này ít nghiêm trọng hơn về mặt lâm sàng.  Siêu vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da bị nứt, đường hô hấp, hoặc qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh của bệnh thường kéo dài từ 6 đến 13 ngày, có khi kéo dài đến 21 ngày. Hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần.

Trước nguy cơ của dịch bệnh Monkeypox, chính phủ Đức đã yêu cầu tìm kiếm thuốc chủng và tại một phòng thí nghiệm ở Munich, các chuyên gia đang nhanh chóng thử nghiệm các mẫu dịch bệnh từ bệnh đậu mùa để tìm kiếm thuốc chủng. Phó giám đốc viện nghiên cứu chiến lược thuốc chủng của tỉnh Bavarian cho biết: “thuốc chủng chắc chắn là sự phát triển từ loại thuốc chủng của bệnh đậu mùa thông thường và được thiết kế đặc biệt để trở thành một giải pháp thay thế an toàn hơn. Thuốc chủng có nguồn gốc từ Viện Bavarian và được phát triển vào những năm 1960 và 1970, khi chiến dịch tiêm chủng chống lại bệnh đậu mùa đang diễn ra. Mục đích của chiến dịch tìm kiếm thuốc chủng mới  là phát triển một giải pháp thay thế an toàn cho các loại thuốc chủng cũ, chúng đđể lại sẹo đậu mùa điển hình khi tái tạo trên da.

Chính phủ Đức đã đặt 40.000 liều thuốc chủng từ trung tâm Bavaria Nordic để sẵn sàng tiêm chủng cho những người tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ nếu đợt bùng phát ở Đức trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng các giới chức y tế hiện đang cân nhắc các biện pháp phòng ngừa khác.

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết các biện pháp như thời gian cách ly ít nhất 21 ngày được khuyến nghị cho những người bị nhiễm bệnh là đủ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Ông cho biết sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ có thể được kiềm chế và không báo hiệu sự bắt đầu của một đại dịch mới, đồng thời nói thêm rằng can thiệp sớm có thể ngăn chặn mầm bệnh trở nên vững chắc trong cộng đồng.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV.