Nước Đức hôm nay là quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ 4 trên thế giới chỉ sau Nhật, Trung Quốc và Hoa Kỳ, và có nền kinh tế lớn nhất Liên Hiệp Châu Âu, vì thế những diễn biến liên quan đến chính trị, nhất là việc bà thủ tướng Angela Merkel quyết định rời chức đang tạo ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Hiện mối quan tâm lớn là liệu có ai đủ bản lãnh và khả năng để giữ nước Đức tiếp tục giàu mạnh như trong suốt 16 năm lãnh đạo của bà Merkel hay không.
Tương tự như trong các cuộc bầu cử Hoa Kỳ, khuynh hướng đảng phái đã gây ảnh hưởng phần nào đến kết quả bầu cử tại quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ. Sau cuộc bầu cử 2018 khi cử tri chọn ông Trump lên làm tống thống đã tạo làn sóng bảo thủ lên toàn thế giới và tại các cuộc bầu cử, người ta thấy phe bảo thủ chiến thắng mạnh mẽ. Thế nhưng khuynh hướng này đã thay đổi khi nước Mỹ chọn ông Joe Biden của phe dân chủ lên làm tổng thống, không những vậy, làm thay đổi cục diện bảo thủ của đảng cộng hòa, đưa đảng này trở thành đảng thiểu số hiện nay của nước Mỹ. Đảng bảo thủ của bà Angela Merkel rất mạnh trong cả thập niên qua, giờ đây đã thất thế và đảng cánh tả của Đức đã lên nắm đa số.
Kết quả kiểm phiếu vào hôm Chủ Nhật qua cho thấy Đảng Dân Chủ Xã Hội, viết tắt là SPD đã lấy được 206 ghế, trong khi đảng Liên Minh Thiên Chúa Giáo Dân Chủ của bà thủ tướng Merkel chỉ lấy được 196 ghế và trở thành phe thiểu số. Mặc dù vậy, phe Dân Chủ Xã Hội chỉ chiếm được 25,7% tỉ lệ phiếu, vì thế vẫn cần tạo một liên minh để chỉ định tân thủ tướng thay thế bà Merkel. Việc thành lập chính phủ tại các quốc gia Châu Âu khác nhiều so với Hoa Kỳ vì hội tụ quá nhiều đảng phái, vì vậy họ cần tạo thế liên minh để thành lập chính phủ, trong khi Hoa Kỳ lại khác, người dân trực tiếp bầu tổng thống và quốc hội, nhưng vì chỉ có 2 đảng lớn nên tổng thống là một đảng mà thế đa số có thể lại là đảng đối lập, vì khuynh hướng này thay đổi 2 năm một lần trong cuộc bầu cử quốc hội.
Hôm nay thị trường chứng khoán của Đức tăng trở lại sau khi họ biết được phe chiến thắng hoàn toàn không nghiêng về cánh tả, chủ trương xã hội vì thế có nguy cơ tăng thuế hay tạo thêm các khoản thuế mới. Giới đầu tư cũng đang kỳ vọng là vị tân thủ tướng của Đức cũng sẽ giữ nguyên các chủ trương kinh tế thăng tiến như thời của bà Merkel. Ông Olaf Scholz, hiện giữ vai trò trưởng khối đa số quốc hội của đảng Dân Chủ Xã Hội Đức tuyên bố, ông chủ trường thành lập một liên minh xã hội môi trường cấp tiến, có nghĩa, phát triển đất nước đi cùng với việc bảo vệ môi sinh và an sinh của người dân. Theo ông Scholz thì cử tri Đức đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ là họ muốn điều này diễn ra cho nước Đức thời kỳ hậu Merkel. Trong khi đó Đảng Xanh, chủ trương mạnh mẽ phát triển đất nước dựa trên vấn đề môi sih chiếm được gần 15% phiếu bầu, là con số rất lớn xưa nay, và đảng Dân Chủ Tự Do chiếm 11.5%. Nếu hai đảng này liên minh, họ lại có được đa số trong tay còn hơn cả đảng dân chủ của ông Scholz, vì thế muốn đạt được liên minh, đảng dân chủ xã hội rất cần đến liên minh của Đảng Xanh. Điều này cho thấy, nước Đức trong những năm tới đây, chắc chắn sẽ đi theo khuynh hướng xã hội và bảo vệ môi trường mạnh mẽ, và cũng là khuynh hướng mà tổng thống Joe Biden từng đưa ra trong lúc vận động tranh cử, đưa Hoa Kỳ hội nhập trở lại với hiệp ước giảm khói thải, hỗ trợ và thăng tiến cho thành phần nghèo và lợi tức thấp của nước Mỹ, bao gồm việc tăng thuế, đồng thời hợp tác với đồng minh để tạo sự ổn định chung trên toàn cầu. Tại Canada, cũng vừa diễn ra cuộc bầu cử quốc hội và đảng Tự Do của thủ tướng Trudeau cũng giữ được thế đa số mặc dù tỉ lệ thấp hơn so với đảng bảo thủ, nhưng điều này cử tri Canada cũng muốn giữ thế chủ trương về xã hội và môi sinh do thủ tướng Trudeau thực hiện trong vài năm qua, nhất là thời kỳ đại dịch đang diễn ra.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV