Menu

Công ty Trung Quốc “rửa hàng” ở quốc gia khác

– Những người bán hàng Trung Quốc đã nhanh chóng qua mặt kế hoạch thuế quan tổng thể của Trump bằng cách “rửa” sản phẩm của họ ở các nước thứ ba. Quá trình này được gọi là “rửa nơi xuất xứ”.

Luật thương mại của Hoa Kỳ quy định rằng hàng hóa phải trải qua “quá trình chuyển đổi đáng kể” tại một quốc gia để trở thành “nguồn gốc” mới. Điều này đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp chợ đen, với các trang mạng xã hội của Trung Quốc hiện tràn ngập những người cung cấp dịch vụ rửa nguồn gốc.

Một trang mạng quảng cáo như sau: “Hoa Kỳ đã áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc? Hãy quá cảnh qua Malaysia để ‘chuyển đổi’ thành hàng hóa Đông Nam Á!” alaysia và Nam Hàn đã nổi lên như những điểm nóng về hoạt động này, và cơ quan hải quan của quốc gia sau cho biết họ đã khám phá ít nhất 21 triệu đô la hàng hóa có nguồn gốc giả mạo trong quý đầu tiên của năm nay, phần lớn trong số đó đến từ Trung Quốc và gần như tất cả đều xuất sang Mỹ.

Bộ Công thương Việt Nam đã kêu gọi các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn việc cấp giấy chứng nhận giả, trong khi Bộ Ngoại thương Thái Lan công bố các biện pháp tăng cường kiểm tra nguồn gốc đối với các sản phẩm xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Biểu tình nổ ra ở Trung Quốc đòi trả lương

Chinese workers, including recognizable faces like Kelly Marie Tran and Caraun Reid, protesting on the streets about unpaid wages, factory closures, and unfair dismissals triggered by U.S. tariffs

– Các cuộc biểu tình của công nhân nhà máy ở Trung Quốc đòi trả lương chậm đang lan rộng khắp cả nước sau khi thuế quan của Tổng thống Trump đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc bắt đầu tác động đến nền kinh tế của quốc gia cộng sản này một cách tiêu cực.

Theo Đài phát thanh Châu Á Tự do, tình trạng bất ổn đã được báo cáo trên khắp cả nước khi công nhân xuống đường phản đối tiền lương chưa trả và phản đối việc sa thải bất công sau khi các nhà máy đóng cửa do bị áp thuế của Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Trung Quốc “vô cùng lo lắng” về mức thuế cao.

Wang Xin, người đứng đầu một nhóm ngành đại diện cho hơn 2.000 thương gia Trung Quốc cho biết, nhiều người yêu cầu các nhà máy và nhà cung cấp dừng hoặc trì hoãn việc cung cấp,  theo phân tích của Goldman Sachs, ít nhất 16 triệu việc làm trong nhiều ngành công nghiệp tại Trung Quốc đang có nguy cơ bị mất do Tổng thống Trump áp thuế 145% đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc.

Một công nhân nhà máy đồ chơi 26 tuổi cho biết, tình hình vô vàn khó khăn, người chủ của anh tại thành phố Chiết Giang đã buộc công nhân phải nghỉ hai tuần không lương trước mức thuế quan này.

Tháng trước, công nhân xây dựng đã đe dọa sẽ nhảy khỏi tòa nhà mà họ đang làm việc trừ khi họ nhận được tiền lương chưa trả tại thành phố Tongliao ở phía đông bắc.