Trung Quốc cho biết các chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính xác là những gì họ cần trong thời điểm này cho quỹ đạo kinh tế của mình. Nhưng giới phê bình cho rằng chính sách này đi kèm với việc chính phủ kiểm soát hơn cách thức vận hành của nền kinh tế và xã hội.
Và dù chính sách “thịnh vượng chung” này tập trung vào người dân trong nước, nó có khả năng gây ra những hậu quả to lớn đối với phần còn lại của thế giới.
Một trong những hệ quả dễ thấy nhất của sự thịnh vượng chung là sự tái tập trung các ưu tiên của công ty Trung Quốc vào thị trường nội địa.
Gã khổng lồ công nghệ Alibaba, trong những năm gần đây đã nổi danh trên toàn cầu, hiện cam kết 15,5 tỷ đôla để giúp thúc đẩy các sáng kiến thịnh vượng chung ở Trung Quốc, đồng thời thành lập một đội đặc nhiệm chuyên trách do ông chủ Daniel Zhang phu trách.
Công ty cho biết họ là người được hưởng lợi từ sự tiến bộ kinh tế của đất nước và rằng “nếu xã hội đang phát triển tốt và nền kinh tế đang hoạt động tốt, thì Alibaba sẽ vận hành tốt”.
Gã khổng lồ công nghệ đối thủ Tencent cũng đang chào sân. Công ty này cam kết 7,75 tỷ đô la cho chính sách thịnh vượng chung.
China Inc. muốn thể hiện rằng họ đang chơi bóng với sự ủy thác của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc – nhưng khi việc thúc đẩy nhiều công ty hơn công khai ủng hộ tầm nhìn mới của Tập Cận Bình mới được bắt đầu, nó như một “cú sốc”, một công ty lớn của Trung Quốc nói riêng với tôi.
“Nhưng sau đó chúng tôi đã quen với ý tưởng này. Đó không phải là cướp của người giàu. Đó là về việc tái cấu trúc xã hội và xây dựng tầng lớp trung lưu. Và xét cho cùng, chúng tôi là một doanh nghiệp tiêu dùng – vì vậy điều đó tốt cho chúng tôi.”
Lĩnh vực xa xỉ có thể bị hao tổn
Nếu sự thịnh vượng chung có nghĩa là tăng cường tập trung vào tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc – thì điều đó có thể có nghĩa là nó sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp toàn cầu phục vụ những khách hàng này.
Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, nói với tôi: “Chúng ta có thể thấy rằng việc tập trung vào những người trẻ tuổi kiếm được việc làm là tốt.
“Nếu họ cảm thấy mình là một phần trong sự dịch chuyển xã hội ở đất nước đang bị xói mòn này, thì đó là điều tốt cho chúng tôi. Bởi vì khi tầng lớp trung lưu phát triển thì sẽ có nhiều cơ hội hơn.”
Tuy nhiên, các doanh nghiệp gắn liền với lĩnh vực xa xỉ có thể không làm được như vậy, ông Wuttke cảnh báo.
“Chi tiêu của Trung Quốc chiếm khoảng 50% tiêu dùng hàng xa xỉ trên toàn cầu – và nếu người giàu Trung Quốc quyết định mua ít đồng hồ Thụy Sĩ, cà vạt Ý và xe hơi sang trọng của châu Âu thì ngành này sẽ bị ảnh hưởng.”
Nhưng trong khi ông Wuttke thừa nhận nền kinh tế Trung Quốc cần có những cải cách quan trọng để tăng số tiền mà một người Trung Quốc trung bình kiếm được, ông nói rằng thịnh vượng chung có thể không phải là cách hiệu quả nhất để đạt được điều đó.
Steven Lynch thuộc Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc cũng nói rằng sự thịnh vượng chung không phải là sự đảm bảo rằng tầng lớp trung lưu sẽ phát triển theo cách mà họ từng trong bốn mươi năm qua.
Ông thích kể một câu chuyện về tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong vài thập kỷ qua.
“Ba mươi năm trước, một gia đình Trung Quốc có thể ăn một bát bánh bao mỗi tháng một lần,” ông nói với tôi qua điện thoại từ Bắc Kinh. “Hai mươi năm trước, có lẽ họ có thể ăn một bát mỗi tuần. Mười năm trước – họ ăn hàng ngày. Bây giờ: họ có thể mua một chiếc ô tô.”
Nhưng cho đến nay, ông Lynch nói, sự thịnh vượng chung không dẫn đến bất cứ điều gì cụ thể, ngoài những nỗ lực về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà Alibaba và Tencent đã áp dụng.
Ông nói về cuộc trấn áp gần đây đối với các công ty công nghệ: “Cũng có rất nhiều quy định ngay lập tức được ban hành trên nhiều lĩnh vực. Điều đó gây ra sự không chắc chắn – và đặt ra câu hỏi. Nếu họ đang hướng nội nhiều hơn – thì họ có thực sự cần phần còn lại của thế giới không?”
‘Chủ nghĩa xã hội mới’
Về cơ bản, thịnh vượng chung là làm cho xã hội Trung Quốc công bằng hơn, ít nhất là theo ĐCS Trung Quốc. Và điều này có khả năng biến đổi ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu.
Vương Huy Diệu từ Centre for China and Globalisation từ Bắc Kinh cho biết: “Đảng hiện đang lo ngại về những người lao động tầng lớp bình dân – như tài xế taxi, công nhân nhập cư và những người giao hàng.
“Trung Quốc muốn tránh một xã hội phân cực mà một số nước phương Tây đang có, điều mà chúng tôi thấy dẫn đến việc phi toàn cầu hóa và quốc hữu hóa.”
Nhưng từ lâu, giới quan sát Trung Quốc cho rằng nếu chuyển đổi chủ nghĩa xã hội – bản sắc Trung Quốc – thành một mô hình thay thế thực sự là điều ĐCS Trung Quốc muốn, thì thịnh vượng chung không phải là con đường.
George Magnus, giáo sư từ China Centre (Trung tâm Trung Quốc) tại Đại học Oxford, cho biết: “Đó một phần là khuynh hướng thiên tả đột ngột, một phần là khuynh hướng tăng cường kiểm soát, đã được chỉ rõ trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình”.
Ông Magnus nói thêm rằng thịnh vượng chung không có nghĩa là tái tạo mô hình phúc lợi xã hội kiểu châu Âu.
Ông nói: “Áp lực ngầm là phải tuân thủ các mục tiêu của Đảng. Sẽ có thuế đánh vào các khoản thu nhập cao và ‘bất hợp lý’, đồng thời gây áp lực buộc các công ty tư nhân phải đóng góp cho các mục tiêu kinh tế của Đảng, nhưng không có động thái lớn nào đối với việc đánh thuế lũy tiến”.
Một Trung Quốc không tưởng mang tính thứ bậc
Rõ ràng thịnh vượng chung là một phần quan trọng của việc nhà nước và xã hội Trung Quốc sẽ được điều hành như thế nào dưới thời Tập Cận Bình.
Cùng với đó, lời hứa về một xã hội bình đẳng hơn – một tầng lớp trung lưu lớn hơn và giàu có hơn, và các công ty cho đi thay vì chỉ nhận lại.
Một Trung Quốc không tưởng mang tính thứ bậc, từ trên xuống, mà ĐCS đang hy vọng sẽ chứng tỏ là một mô hình thay thế khả thi cho thế giới so với những gì phương Tây đưa ra.
Nhưng nó đi kèm với một hạn chế: thậm chí nhiều kiểm soát hơn và nhiều quyền lực hơn trong tay ĐCS Trung Quốc.
Trung Quốc luôn là một môi trường khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, sự thịnh vượng chung đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới càng khó định hướng hơn.
Đây là phần thứ ba trong loạt ba phần về vai trò đang thay đổi của Trung Quốc trên thế giới.Phần một và hai khám phá bối cảnh cho chính sách chuyển đổi nền kinh tế Trung Quóc của Tập Cận Bình và cách Bắc Kinh định hình lại các quy tắc kinh doanh.