– Trong một diễn biến quan trọng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ thông báo rằng Phó Thủ tướng Trung Quốc He Lifeng sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent tại Thụy Sĩ từ ngày hôm nay 9 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5. Thông báo này báo hiệu một bước tiến mở ra cơ hội giảm căng thẳng trong mậu dịch giữa hai siêu cường kinh tế.
Phía Trung Quốc đưa ra thông điệp trên trang xã hội X của tòa đại sứ Trung Quốc rằng: “Dựa trên sự cân nhắc đầy đủ về kỳ vọng toàn cầu, lợi ích của Trung Quốc và lời kêu gọi của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ, Trung Quốc đã quyết định đồng ý hợp tác với phía Hoa Kỳ”. TT Trump sáng nay sau khi nhận được tin này đã viết trên mạng xã hội bằng chữ in lớn:
“TRUNG QUỐC NÊN MỞ THỊ TRƯỜNG CHO HOA KỲ — SẼ TỐT CHO HỌ!!!” “THỊ TRƯỜNG ĐÓNG CỬA KHÔNG CÒN HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC NỮA!!!”
Ông Trump cũng viết thêm rằng: “Thuế quan 80% đối với Trung Quốc có vẻ đúng! Tùy thuộc vào Scott B.”, tức ông bộ trưởng tài chánh Scott Bessent.
Thuế quan 80% vẫn là một con số khổng lồ đối với thuế nhập khẩu, nhưng đây là mức giảm đáng kể so với mức thuế quan 145% hiện tại của Trump đối với Trump Quốc.
Sự nhượng bộ không được nhắc trước này cho thấy Trump không có nhiều đòn bẩy với Trung Quốc – nước chiếm 143,5 tỷ đô la xuất khẩu của Hoa Kỳ và 438,9 tỷ đô la nhập khẩu của Hoa Kỳ – như ông nghĩ. Hoặc ít nhất là ông không có nhiều đòn bẩy như ông muốn chúng ta nghĩ.
Bessent và đại diện thương mại Hoa Kỳ Jameson Greer sẽ gặp các quan chức Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để thảo luận về một thỏa thuận thương mại tiềm năng.
Trên phương tiện truyền thông nhà nước và xã hội, họ đăng tải hình ảnh Mao Trạch Đông, chỉ trích “bọn đế quốc” và gửi đi thông điệp: đầu hàng trước những kẻ bắt nạt là nguy hiểm và họ sẽ không lùi bước.
Nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, các quan chức Trung Quốc ngày càng lo ngại về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế và nguy cơ bị cô lập khi các đối tác thương mại của Trung Quốc bắt đầu đàm phán các thỏa thuận với Washington, theo ba quan chức hiểu rõ suy nghĩ của Bắc Kinh.
Những yếu tố này, cùng với sự tiếp cận của Hoa Kỳ và việc Trump nới lỏng lời lẽ, đã thuyết phục Bắc Kinh cử ông trùm kinh tế He Lifeng đến gặp những người đồng cấp Hoa Kỳ tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này, các quan chức nói với Reuters.
Việc tái hợp trở nên phức tạp do bản chất chia rẽ trong ngoại giao Hoa Kỳ-Trung Quốc. Đặc biệt, Bắc Kinh coi một lá thư mà phía Hoa Kỳ gửi cho các bộ của Trung Quốc vào cuối tháng 4 về fentanyl là “ngạo mạn”, hai quan chức cho biết. Một trong những người này và một quan chức khác cho biết những nỗ lực sắp xếp các cuộc đàm phán đã bị cản trở hơn nữa do những bất đồng về việc nên để quan chức nào tham gia.