Menu

Việt Nam mất hàng tỷ Mỹ kim tiền tài trợ do thực trạng bế tắc chống tham nhũng

 – Việt Nam đã mất ít nhất $2.5 tỷ Mỹ kim tiền tài trợ từ nước ngoài trong vòng ba năm qua, và còn có thể mất thêm $1 tỷ Mỹ kim do thực tế hành chính bị tê liệt.
Đài Á Châu Tự Do RFA dẫn tin độc quyền từ Reuters hôm 17 Tháng 5 cho biết nội dung trên có nguồn từ văn thư của Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ nước ngoài gửi cho Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Phạm Minh Chính mà hãng Reuters đọc được.
Thư do các đại diện của Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam ký và thêm 18 đại sứ các nước ở Hà Nội cùng tham gia; trong đó có đại sứ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản…
Thư nêu rõ chừng $1 tỷ Mỹ kim quỹ phát triển đang chờ được duyệt chuẩn thuận, và $2.5 tỷ Mỹ kim phải trả lại do hết hạn tài trợ. Số liệu này tương đương gần 1% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam.
Nguồn tài trợ hết hạn có thể làm chậm các dự án cần thiết như nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Công cuộc chống tham nhũng được mệnh danh “đốt lò” do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang tạo ra một dạng “tê liệt” vì giới chức trách chậm hoặc không dám phê duyệt do sợ phạm phải những quy định phức tạp, rối rắm hiện nay.
Xáo động chính trị khiến giới đầu tư ngoại quốc bán ra cổ phiếu tại Việt Nam
Fight against corruption sees progress: top leader
– Mặc dù thị trường chứng khoán với tổng trị giá $200 tỷ Mỹ kim  của Việt Nam có mức tăng 22% kể từ đầu năm 2023; thế nhưng các nhà đầu tư ngoại quốc đã bán ra cổ phiếu, quỹ đầu tư và trái phiếu với trị giá chừng $2 tỷ Mỹ kim trong cùng thời gian. Lượng bán ra được ghi nhận ở mức kỷ lục vào những tuần lễ xảy ra biến động chính trị tại nước này.
Theo tin của Reuters hôm 17 Tháng 5, khoảng phân nửa nguồn bán đi cao hơn mua vào này xảy ra trong 17 tuần lễ của 20 tuần tính đến lúc này; trùng với những tin tức xấu về tình hình chính trị thượng tầng của Việt Nam. Thực tế rõ nhất được ghi nhận tại thị trường chứng khoán lớn nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh.
Tuần lễ 25 Tháng 3 vừa qua được cho là tuần tệ nhất khi tổng giá trị tịnh cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài bán ra là gần $185 triệu Mỹ kim. Đó là thời điểm sau khi ông Võ Văn Thưởng phải rời chức chủ tịch nước hôm 20 Tháng 3. Còn tuần lễ xảy ra điều này là tuần xấu thứ hai với tổng lượng tịnh cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài bán đi là 3.18 ngàn tỷ đồng. Tuần lễ được ghi nhận xấu thứ ba là sau khi ông Vương Đình Huệ phải từ bỏ chức chủ tịch quốc hội vào ngày 26 Tháng 4.
Thực trạng tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo thượng tầng làm trì chậm đáng kể công tác điều hành, gây trễ nãi trong chuẩn thuận các dự án đầu tư, khiến hàng tỷ đô la đầu tư công và nguồn quỹ đầu tư nước ngoài không thể giải ngân. Giới đầu tư nước ngoài lo lắng tác động của cuộc tranh giành quyền lực đối với bế tắc về nguồn cung cấp  năng cho sản xuất.