– Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm đã bầu ông Võ Văn Thưởng làm chủ tịch nước mới, trong một cuộc cải tổ lãnh đạo cao nhất trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng.
Trong một phiên họp bất thường, giới lãnh đạo Việt Nam đã xác nhận ông Thưởng, 52 tuổi làm chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu mang tính biểu tượng nhưng là một trong bốn vị trí chính trị hàng đầu của Việt Nam.
Võ Văn Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi. Ông là Thường trực Ban Bí thư trẻ nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Thưởng có bằng Thạc sĩ triết học, cao cấp lý luận chính trị. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và 14, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, vì thế ông nhắc đến các nguyên tắc sống còn cho nước Việt Nam bao gồm việc Việt Nam cần theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là điểm đáng chú ý vì trước đây, hai vì tiền nhiệm là Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng không có dòng nào đề cập đến “Mác-Lê” hay “tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trong bài diễn văn ông tuyên bố: “Tôi nhận thức sâu sắc rằng vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn, nền tảng vững chắc đối đất nước ta, chế độ ta là phải kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: Bình đẳng, hợp tác cùng có lợi,”.
Bài phát biểu của ông Thưởng chỉ có khoảng 1.200 chữ (so với 1.800 chữ của ông Nguyễn Xuân Phúc năm 2021), mở đầu bằng việc “Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng”, đồng thời lặp lại phát biểu quen thuộc của ông Trọng: “tự hào về cơ đồ tiềm lực vị thế uy tín của đất nước”. Trong bài phát biểu đầu tiên trước quốc hội với tư cách là tân Chủ tịch nước, ông Thưởng cho biết ông sẽ “kiên quyết” tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng.
Thưởng là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị đảng, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đất nước, và được coi là một cựu chiến binh của đảng đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình tại trường đại học trong các tổ chức thanh niên cộng sản.
Ông được nhiều người coi là thân cận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam và là kiến trúc sư chính trong cuộc chiến chống tham nhũng của đảng.
Ông Florian Feyerabend, đại diện tại Việt Nam của Quỹ Konrad Adenauer Foundation, một think tank, cho biết: “Chiến dịch đốt lò sẽ không hạ nhiệt trong tương lai gần. Các nhà ngoại giao và doanh nhân bày tỏ lo ngại về chiến dịch chống tham nhũng vì nó đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường ở Việt Nam do các quan chức lo sợ bị vướng vào cuộc đàn áp.
Ô ng Lê Hồng Hiệp, thành viên cao cấp và chuyên gia về Việt Nam tại Singapore cho biết.“Sẽ không có thay đổi lớn nào đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi ông Thượng đắc cử,” ông nói: “Tình hình bất định trong chính trị Việt Nam, đặc biệt là ở thượng tầng lãnh đạo, đã gây bất an cũng như sự thiếu lòng tin ở các nhà đầu tư cũng như các đối tác quốc tế ở Việt Nam. Việc bất định như vậy cũng tạo ra tâm lý ‘ngồi chờ và xem’ ở trong bộ máy công chức thực thi chính sách… làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.”
Việt Nam là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài lớn và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem ổn định chính trị là ưu tiên hàng đầu để ra quyết định đầu tư.
Theo Tiến Sĩ Hiệp, việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước tăng cán cân quyền lực về phía Đảng và giúp ông Trọng đẩy nhanh việc chuyển giao quyền lực trước khi vị tổng bí thư này hết nhiệm kỳ.