Menu

Tòa án tối cao thụ lý hồ sơ kiện các công ty internet

US Supreme Court to hear case that can have huge repercussions for the ...

– Hôm nay tòa tối cao pháp viện đang nghe phần trình bày của đại diện các đại công ty internet như Google, Facebook, YouTube  Twitter, có liên quan đến một đạo luật được quốc hội thông qua từ năm 1996 mang số hiệu 230, nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các công ty internet, tránh được các vụ kiện cáo.

Supreme Court Weighs Liability Shield for Internet Giants

 

 

 

 

 

Mặc dù các tờ báo và đài truyền hình có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ nội dung sai lệch và độc hại nào mà họ phát sóng, nhưng các nền tảng internet lại được sự bảo vệ từ luật 230.

Theo đó, quốc hội Hoa Kỳ năm 1996 đã thông qua quy tắc tự do ngôn luận đặc biệt để bảo vệ thế giới truyền thông trực tuyến mới, đó là “Không nhà cung cấp hoặc người dùng dịch vụ máy tính nào được xem là nhà xuất bản thông tin”

Giáo sư luật kiêm tác giả Jeff Kosseff gọi luật 230 là “26 chữ đã tạo ra internet” vì luật cho phép các trang web phát triển tự do dưới dạng nền tảng cho các từ, ảnh và video của người khác và chưa từng bị phản đối tại tòa cho đến ngày hôm nay.

Supreme Court looks at law that helped shape modern internet - WDIO.com ...

Tuần này, các thẩm phán tòa tối cao sẽ xét xử hai vụ án cuối cùng có thể chọc thủng lá chắn pháp lý của luật 230 và làm thay đổi đáng kể các quy tắc trên internet.

Vụ kiện đến từ một gia đình ở California chống lại Google và YouTube vì cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay cho một hành động khủng bố quốc tế. Con gái của họ, Nohemi Gonzalez, đã bị giết ở Paris vào tháng 11 năm 2015 khi những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo ISIS bắn vào một nhà hàng nơi sinh viên 23 tuổi đang dùng bữa với hai người bạn. Đơn kiện cáo buộc công ty Google, sở hữu YouTube đã “cố ý cho phép ISIS đăng hàng trăm video cực đoan kích động bạo lực và chiêu mộ những người ủng hộ tiềm năng gia nhập lực lượng ISIS.”

Hơn nữa, họ cáo buộc rằng YouTube lại còn giới thiệu các video có nội dung tương tự cho người xem. Trong hai vụ kiện trước, gia đình này đều thua, nhưng họ vẫn quyết định đưa hồ sơ đến tòa tối cao pháp viện.