HTT: Một hiệp ước do các nước Liên minh châu Âu ký vào ngày hôm nay nhằm tự nguyện hạn chế nhu cầu khí đốt khi họ chuẩn bị cắt giảm thêm nguồn cung của Nga đã một lần nữa làm tăng triển vọng việc phân phối năng lượng lên toàn châu lục và dẫn đến các quyết định bắt buộc của người dân nhằm tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên Châu âu rơi vào tình trạng cắt giảm nguồn năng lượng như vậy. Trải qua chiến tranh, bao vây và xung đột xã hội, châu Âu có một lịch sử lâu dài và thường xuyên đau đớn về việc phân chia mọi thứ từ thực phẩm đến nhiên liệu và nước, đôi khi gây ra những hậu quả không lường trước được.
Từ năm 1793 đến 1794 – Cuộc khủng hoảng lương thực do hậu quả hỗn loạn của cuộc Cách mạng Pháp 1789 khiến chính phủ của Robespierre tìm cách kiểm soát ngũ cốc từ các cánh đồng đến tận miệng người tiêu dùng theo một hệ thống khẩu phần được hỗ trợ bởi máy chém, nhưng sự khắc nghiệt từ quyết định này cuối cùng đã khiến Robespierre rơi khỏi quyền lực và bị xử tử.
Từ năm 1914 đến 1918 – Nhiều quốc gia tham chiến trong Thế chiến thứ nhất bị thiếu lương thực do xung đột, hải quân phong tỏa và tích trữ. Các biện pháp kiểm soát thực phẩm của Đức đã nổi tiếng đi kèm với các loại thực phẩm ersatz không có mùi vị như “K-Brot”, một chất thay thế bánh mì được làm từ các nguyên liệu khác nhau, từ khoai tây khô đến rơm. Kết quả là tình trạng suy dinh dưỡng đã phổ biến ở khắp nơi.
Vào 1940 – chính phủ Anh đưa ra hệ thống khẩu phần lương thực một năm sau khi bước vào Thế chiến thứ hai, với mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em được phân bổ phiếu giảm giá để mua các loại thực phẩm cơ bản bao gồm đường, thịt, chất béo, thịt xông khói và pho mát. Trái cây và rau quả không được phân phối và mọi người được khuyến khích tự trồng ở nhà. Tuy nhiên cũng nhờ vậy, nhiều nghiên cứu kể từ đó đã chỉ ra tác dụng lại có lợi cho sức khỏe của chế độ ăn kham. Khẩu phần ăn không kết thúc hoàn toàn cho đến năm 1954.
Từ 1945 – Sau chiến tranh, việc phân phối năng lượng và thực phẩm theo Bức màn Sắt do Cộng sản điều hành đã phổ biến nhưng cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Ở Hungary, điều này ảnh hưởng phần lớn đến các mặt hàng không thiết yếu, từ xe hơi đến điện thoại – kết quả là danh sách chờ đợi kéo dài nhiều năm. Ở Ba Lan, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn, bao gồm đường, thuốc lá, giày dép, xăng dầu, thịt và các thực phẩm thiết yếu và dẫn đến các cuộc biểu tình chống đói và sự lớn mạnh của phong trào Đoàn kết vào đầu những năm 1980.
Vào năm 1973 – Lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước xuất cảng Ả Rập đã đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng sâu rộng và buộc phải áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế tiêu thụ. Tây Đức, Đan Mạch, Ý và những nước khác cấm lái xe vào Chủ nhật; Pháp đã giới hạn tốc độ xe di chuyển và ngừng phát sóng TV lúc 11 giờ đêm để khuyến khích mọi người đi ngủ sớm nhằm tiết kiệm năng lượng. Nước Anh được tiết kiệm xăng nhờ dầu ở Biển Bắc nhưng ở London, một số cửa hàng bách hóa đã sử dụng hệ thống đèn khí đốt cũ để tiết kiệm điện. Ở Thụy Điển, việc phân phối khẩu phần và các chiến dịch công khai đã dẫn đến những thay đổi dài hạn hơn, có nghĩa là việc sử dụng các sản phẩm dầu mỏ đã giảm khoảng 16% vào năm 1980.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV