Mặc dù không hào nhoáng và tưng bừng như Thế Vận Hội Mùa Hè, nhưng Trung Quốc muốn sử dụng Thế Vận Hội Mùa Đông không ngoài mục đích phô trương sức mạnh về kinh tế, thể thao và khả năng chuyên môn tổ chức một sự kiện thể thao mang tính quốc tế. Tương tự như Thế Vận Hội Mùa Hè Tokyo của Nhật Bản, trong 2 năm qua các sự kiện thể thao mang tính toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Coronavirus, không những cho người xem, mà cho cả các huy chương thế vận. Vì coronavirus đã gây ảnh hưởng đến lịch trình, sinh hoạt của các thể tháo gia trong thời gian qua, chưa kể là có người bị nhiễm Covid, vì thế, thi đấu thể thao trong lúc đại dịch, đã không tạo được sự quan tâm của người xem.
Thế vận hội mùa đông chỉ tập trung vào các môn thể thao trên băng, trên tuyết, đã bị giới hạn về bộ môn cũng như khán giả so với mùa hè, ngoài ảnh hưởng Coronavirus, không khí thế vận hội mùa đông năm nay còn bị nhuốm màu sắc chính trị, nhất là hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng của Trung Quốc, không chỉ đối với người hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương, mà còn với vùng Tây Tạng, Hồng Công, Đài Loan. Những vụ vi phạm nhân quyền của Trung Cộng đã có từ nhiều thập niên qua, nhưng vì quốc tế không hề thấy có sự cải thiện, thậm chí, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, dựa vào sự phát triển về công kỹ nghệ, càng gia tăng theo dõi, đàn áp các tiếng nói đối lập mạnh mẽ hơn.
Trước giờ khai mạc thế vận hội mùa đông, tại quốc hội Hoa Kỳ, bà chủ tịch hạ viện theo Dân Chủ, bà Nancy Pelosi đã đưa ra khuyến cáo không chỉ riêng vận động viên Hoa Kỳ, mà luôn cả vận động viên nước ngoài, là chớ nên biểu tình chính trị. Bà nói với các vận động viên rằng, quý vị đến đây để thi tài, đừng chọc giận nhà cầm quyền Trung Cộng, vì họ là những kẻ tàn ác. Bà Pelosi lên tiếng trước ủy ban đặc nhiệm về Trung Quốc của hạ viện Hoa Kỳ, cho rằng, bà biết có vận động viên muốn lên tiếng bày tỏ về mối quan tâm của họ đối với tình trạng vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, thế nhưng bà lo sợ, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ nhân cơ hội, nhất là với hồ sơ của họ, sẽ gây hại đến gia đình của những vận động viên này.
Tuyên bố của bà chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ đưa ra vào thời điểm, chưa khi nào, quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ và Trung Quốc mang sự căng thẳng đầy tiêu cực như lúc này, nhất là khi chính phủ của TT Joe Biden tuyên bố không cử phái đoàn ngoại giao sang Bắc Kinh tham dự Thế Vận Hội vì nhà cầm quyền Trung Cộng tiếp tục vi phạm nhân quyền. Trước những căng thẳng ngoại giao này, vào tháng 12 vừa qua, bộ ngoại iao Hoa Kỳ đã ra khuyến cáo với bất cứ công dân Mỹ nào muốn đến thăm Trung Quốc, là họ có thể bị bắt hay bị trục xuất bất cứ lúc nào, nếu chỉ cần gửi tin nhắn qua máy điện thoại, mang nội dung chỉ trích nhà cầm quyền. Việc bắt giữ này, thậm chí ngăn cản công dân Mỹ được quyền liên lạc với tòa lãnh sự hoặc tòa đại sứ, hoặc được cung cấp thông tin hỗ trợ. Trong mục đề nghị khi đến thăm Trung Quốc, công dân Mỹ chớ nên biểu tình, và nên giữ yên lặng, thậm chí, tránh phô trương.
Ngay cả Ủy Hội Thế Vận IOC cũng đang bị áp lực về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến khi đến tham dự thế vận hội, để phải cập nhật thông tin về quy định mang số 50 về việc một chính phủ phải cho phép những người tranh đấu được tham gia vào các cuộc phỏng vấn, xu61t hiện trên mạng xã hội, tại sân vận động vào trước các cuộc thi tài. Tuy nhiên, trong mục thông tin, ủy hội thế vận ghi nhận, ngay cả các sự thể hiện chính kiến, cũng phải thích ứng với luật lệ của nước sở tại. Điều này có nghĩa, nếu luật của Trung Quốc không cho phép, thì dù quy định của Ủy hội thế vận cho phép, vẫn không bảo vệ được người biểu tình. Việc này cho thấy, nhập gia tùy tục, khi đến Trung Quốc, một quốc gia cộng sản, nổi tiếng đàn áp nhân quyền, thì sự tự do bày tỏ ý kiến, nhất là chỉ trích chính quyền hoàn toàn là điều cấm kỵ, và những người vi phạm sẽ trả một cái giá rất đắt.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV