HTT: Việc chính phủ Đức từ chối tham gia vào nỗ lực của các quốc gia thành viên NATO cũng cấp vũ khí cho Ukraine đang gây bất bình, đồng thời chất vấn về mối quan hệ giữa Đức và Nga. Vấn đề đặc biệt được quan tâm hơn sau khi Đức đã tìm cách ngăn cản nước Estonia cung cấp các loại vũ khí do Đức chế tạo cho Ukraine và khiến ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba chỉ trích hành động này, cho rằng, hành động của chính phủ Đức không đáp ứng với mối quan hệ, cũng như tình hình an ninh hiện nay.
Để đáp lại, vị tân thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz phủ nhận việc Đức từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, ngược lại vẫn khẳng định là nước Đức vẫn luôn đứng cạnh NATO, cũng như các đồng minh ở Châu u chống lại mọi hành động xâm lược Ukraine của Nga. Ông nói với phóng viên, nếu Nga xâm lăng Ukraine, Đức sẽ cùng tham gia với liên minh và Nga sẽ phải trả giá đắt. Tuy nhiên ông lại tuyên bố rằng, mặc dù Đức vẫn tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cho Ukriane, ngoại trừ việc cung cấp các loại vũ khí sát thương. Chính sách này của Đức đã tạo ra mối bất hòa đối với Hoa Kỳ và Anh Quốc, đồng minh hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ nhất, đặt ra mối hoài nghi đối với Đức là liệu quốc gia này có còn là một đồng minh trung tín hay không. Ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Hoa Kỳ và hiện làm chủ tịch Diễn Đàn An Ninh Munich, ra tuyên bố, có bao nhiêu người ở thủ đô Bá Linh thực sử hiểu được chính sách của Đức đối với Ukraine gây ra bối rối, không những gây hại cho Đức mà cho cả liên hiệp Châu u nữa.
Thực ra, theo các chuyên gia, việc Đức chần chừ trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là có lý do chính đáng, đền từ thế chiến mà Đức lãnh đạo đã gây ra thảm họa cho cả thế giới, bao gồm cho người Nga dưới thời liên bang sô viết, khi Đức Quốc Xã xâm lăng Nga và hàng triệu người Nga đã chết vì cuộc chiến này. Vì thế, Đức rất sợ liên lụy đến chiến tranh lần nữa, và vẫn xem việc sử dụng vũ khí hay hành động quân sự là sự lựa chọn cuối cùng. Tuy vậy, nhiều chuyên gia về vấn đề Châu u và Nga lại cho rằng, ngày nay chính sách của Đức không còn phù hợp nữa, nhất là Đức cũng đã từng hỗ trợ vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Syria chống lại ISIS, hoặc can dự vào cuộc chiến Kosovo trước đây. Vấn đề chính ở đây liên quan đến kinh tế nhiều hơn, vì Đức không muốn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga dẫn sang bị ảnh hưởng trong cuộc chiến này. Nga hiện là quốc gia cung cấp năng lượng lớn nhất cho Đức và mọi hành động chiến tranh trong vùng sẽ đe dọa đến nguồn năng lượng này, trong khi Đức đang có nền kinh tế lớn nhất Châu u. Đức đã ngừng sử dụng năng lượng nguyên tử năm nay và ngừng sử dụng than đá năm 2030, vì thế, khi đốt và dầu hỏa hiện là nguồn năng lượng tối quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Đức trong tương lai. Đức tin tưởng vì là bạn hàng lớn nhất của Nga, Nga sẽ không sử dụng năng lượng là vũ khí chống lại Đức trong tương lai, mặc dù quan điểm này đã không được ủng hộ trong số các thành viên Châu u, họ đang lo sợ, lệ thuộc năng lượng vào Nga sẽ trở thành con bài của Nga để tạo ảnh hưởng lên Châu u.
Vẫn theo các chuyên gia, sự rạn nứt hiện nay giữa Đức và Nato liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cần được giải quyết êm thắm, nhằm cho thấy sự đoàn kết cần thiết cho khối, vì nếu không, tương lai, Nga sẽ tiếp tục gây hấn, đưa ra nhiều yêu sách khác để gây chia rẽ, bất hòa giữa các quốc gia trong khối NATO, và hôm nay, rõ ràng, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 giữa Nga và Đức đang gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết này.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV