Menu

Các địa phương lên tiếng về ‘thổi giá’ bộ xét nghiệm

Kit xét nghiệm của công ty Việt Á không được WHO chấp nhận, Bộ KH-CN gỡ bài  | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vnSÀI GÒN (LSTV) – Liên quan đến việc thổi giá kit test COVID-19 của công ty Việt Á, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an CSVN đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương, bao gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An và triệu tập ghi lời khai trên 30 người có liên quan.

Theo Bộ Công an, Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng ($6.5 triệu). Trong đó, giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến được chi tiền phần trăm 30 tỉ đồng (khoảng $1.3 triệu).

Sau khi những sai phạm tại CDC Hải Dương được công bố, câu hỏi mà dư luận đặt ra là tại các địa phương khác có xảy ra tình trạng móc ngoặc để “thổi giá” kit xét nghiệm hay không?

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Trương Quang Việt, phó giám đốc CDC Hà Nội, cho rằng Hà Nội “không mua kit test COVID-19 của Công ty Việt Á.”

Ông này cho biết, trong năm 2020 – 2021, CDC Hà Nội “chủ yếu nhận kit test từ nguồn tài trợ, tuy nhiên trong đó có những nhà tài trợ mua các bộ sinh phẩm của Công ty Việt Á.”

Trong khi đó, ông Huỳnh Minh Phúc, giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, cho biết tỉnh này có 4 đơn vị đã mua kit xét nghiệm của Việt Á và “việc mua sắm đều phải được thông qua Sở Tài chính thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.”

Ông Huỳnh Hữu Dũng, giám đốc CDC Long An, đơn vị mua nhiều kit nhất tại tỉnh này, nói rằng “Việt Á là đơn vị cung cấp kit gần như độc quyền tại Việt Nam, nên đơn vị nào có máy PCR lúc đó cũng mua kit của công ty này, theo đúng mức giá mà Bộ Y tế quy định.”

Cũng theo tin báo Tuổi Trẻ, Cần Thơ khẳng định không mua kit test của Công ty Việt Á nhưng CDC Cần Thơ lại có một hợp đồng mua bộ trang thiết bị chẩn đoán COVID-19 của Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất, với giá chỉ định thầu là 367.500 đồng/test, tổng khối lượng mua gần 20,000 bộ (khoảng $335,000). Trong phần xuất xứ, nhãn mác sản phẩm ghi tên xuất xứ là Việt Á – Việt Nam.

Tương tự, Sở Y tế Quảng Nam cho biết hoàn toàn không liên quan đến việc mua kit test xét nghiệm của công ty Việt Á. Nhưng thời điểm bùng dịch Tháng 7, 2020, Công ty Việt Á có cho Quảng Nam mượn 3 máy xét nghiệm Realtime PCR tự động đặt tại CDC Quảng Nam. Vào đầu Tháng 2, 2021, tỉnh này đã hoàn trả 3 hệ thống máy này cho Công ty Việt Á.