Menu

Afghanistan có nguy cơ khủng hoảng nhân đạo

Hôm nay văn phòng đặc trách về phối hợp hỗ trợ nhân đạo của LHQ đưa ra khuyến cáo, các dịch vụ từ thực phẩm đến thuốc men cho người dân Afghanistan đang cạn cần và nếu không có nguồn tiền mới, hàng triệu người dân sẽ rơi vào cảnh đói kém. Hiện nay quỹ nhân đạo của LHQ đang kêu gọi quốc tế đóng góp hỗ trợ thêm 200 triệu mỹ kim, là nguồn tiền khẩn cấp để tiếp tục mua lương thực và thuốc men cho khoảng 18 triệu người dân, nhưng nếu không có, thêm 18 triệu người nữa sẽ bị ảnh hưởng, trong số này rất nhiều trẻ em. Vấn đề chính là chính quyền Taliban cần hợp tác với quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, bao gồm việc bảo đảm công dân Mỹ được rời khỏi Afghanistan an toàn, ngoài ra phải tôn trọng các quyền cơ bản của người dân, nhất là phụ nữ, để tránh kéo dài tình trạng cấm vận đang nhắm vào Taliban. 

Thực ra nền kinh tế của Afghanistan trước khi Hoa Kỳ triệt thoái cũng đang lâm vào khó khăn. Hầu như mỗi ngày, giá cả thực phẩm từ dầu ăn đến bột mì, gạo, xăng đều tăng hàng ngày. Người dân Afghanistan từng để tiền trong ngân hàng đã phải xếp hàng dài chờ đợi, rồi khi rút cũng bị giới hạn về số tiền họ được rút ra mỗi ngày. Hiện nay ngân hàng vẫn đang đóng cửa và nhiều nơi, các máy rút tiền hoạt động rất giới hạn trong khi hàng dài người chờ đợi rất đông.

Trước khi Taliban chiếm quyền lãnh đạo đất nước, nền kinh tế của Afghanistan vẫn lệ thuộc phần lớn vào nguồn viện trợ quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, chiếm đến 42% tổng sản lượng nội địa hay GDP của cả nước. Nguồn tiền này cung cấp cho khu vực công, tức đa số người dân lên đến ¾ tiền viện trợ. Nếu trong vòng 20 năm qua kể từ khi Hoa Kỳ đồn trú chống khủng bố đạt được an ninh và ổn định cần thiết thì nền kinh tế đã tăng trưởng và không dựa vào nguồn viện trợ quá lớn của nước ngoài. Nhưng vì an ninh yếu kém, mặc dù Afghanistan có tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng không có các công ty lớn nước ngoài nào dám đầu tư vì không bảo đảm an ninh cho nhân viên của họ được. Tình trạng hôm nay cũng sẽ không cải thiện dưới sự lãnh đạo của phiến quân Taliban, vì ngay khi Hoa Kỳ rút quân, các tổ chức tài chánh quan trọng như quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới, Hoa Kỳ, Anh Quo61cx, Châu Âu và Đức đều đã ngừng cung cấp nguồn tiền tặng từ 20 năm qua. Các tổ chức này có thể tiếp tục ngân sách chỉ dành cho nhân đạo mà thôi, còn ngân sách phát triển hay xây dựng thì hoàn toàn không còn nữa. Chưa kể là khi rút quân, Hoa Kỳ và chính quyền cũ đã để lại nhiều công xưởng, văn phòng trống không có người quản trị thì đất nước không có nền tảng hạ tầng cơ sở để kiếm lợi nhuận, chưa nói đến việc phát triển hay tăng trưởng.

Afghanistan đang chuẩn bị vào mùa thu và sau 3 tháng sẽ bước vào mùa đông vô cùng khắc nghiệt, nếu không có thêm các nguồn tiền cần thiết, không những người Afghan mà ngay cả chính quyền Taliban sẽ vô cùng chật vật. Làm gì để mà sống? Đó là câu hỏi trong đầu người dân Afghanistan hiện nay khi họ nhìn thấy chuyến bay Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi sau 20 năm. Một điều duy nhất có thể cải thiện tình hình là chính quyền Taliban phải thực sự thay đổi và cải tiến, nhất là vấn đề tôn trọng nhân quyền, bao gồm quyền tự do của người phụ nữ, đặc biệt vẫn phải cho phép bé gái được đi học. Đây là một trong những điều kiện ưu tiên mà trong các cuộc đàm phán sắp tới về một hậu Afghanistan nếu có diễn ra, sẽ được các tổ chức quốc tế đưa ra và yêu cầu Taliban tuân thủ, một điều mà thế giới đang còn ngờ vực.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài Little Sài Gòn TV

Chèo thuyền trong nhà vì bão

Image: Reuters connect FLORIDA, US (LSTV) – Một cảnh tượng cười ra nước mắt khi một người đàn ông Florida đã quay cảnh chèo thuyền