Menu

Tình trạng phân biệt giai cấp tại Trung Quốc ngày nay (xem Video)

Don't Believe The Hype: China Is Still Really Poor - The Facts | Ikon  London Magazine

Mới đây Trung Quốc đã ra quy định mới ngăn cấm các công ty tư nhân chuyên dạy kèm không được hoạt động với mục tiêu lợi nhuận, nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực cho các học sinh và gia đình phải vất vả kiếm tiền để trả học phí nhằm cạnh tranh với tầng lớp giàu hơn, đồng thời Trung Quốc đang muốn khuyến khích người dân sinh con hơn vì tình trạng thiếu hụt lao động sẽ là một vấn nạn gây ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc trong tương lai. 

Từ vài thập niên qua, kể từ khi Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài và với mức phát triển kinh tế vượt bực đã tạo ra rất nhiều mâu thuẫn trong xã hội về nhiều mặt, từ chính trị đến con người, nhất là định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại với chủ nghĩa Mác Lê, có nghĩa xóa bỏ giai cấp trong xã hội. Những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay cho thấy tình trạng phân biệt giai cấp còn nghiêm trọng hơn nhiều so với các quốc gia tư bản. 

Rich-poor contrast in Shanghai, China: pics

Ai cũng nghĩ rằng, đã là quốc gia cộng sản, theo xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là nhà nước Trung Cộng sẽ lo cho dân nhiều hơn, tạo sự bình đẳng nhiều hơn, nhất là mặt giáo dục phải dễ dàng hơn để giúp cho mọi giai cấp trong xã hội từ nghèo đến giàu đều có cùng cơ hội cạnh tranh, thế nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác. Hoa Kỳ hiện nay vẫn là quốc gia có hệ thống giáo dục được xem là dễ dàng nhất thế giới. Ở bất cứ tuổi nào, người dân Mỹ vẫn được vào đại học và tốt nghiệp đại học như thường. Do cạnh tranh và nhờ sự hỗ trợ của chính phủ và mạnh thường quân, rất nhiều trường công ở Mỹ có giáo sư và hệ thống giáo dục ngang hàng với các trường tư, như Berkeley, UCLA.

Trường tư như Harvard, Yale, vẫn có các chương trình học bổng dành cho học sinh nghèo và người thiểu số để giúp những em thiếu điều kiện nhưng có trình độ cao, vẫn được nhận vào. Ngược lại ở Trung Quốc, nếu học sinh không thi đậu để tốt nghiệp và được nhận vào đại học thì xem như không còn cơ hội để thăng tiến nữa, chưa kể là giáo khoa của các trường đều đòi hỏi học sinh phải tận lực, vì nếu không, không thể cạnh tranh để được vào đại học. Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc, nhất là trong thành phần học sinh đang ngày càng gia tăng, chưa kể đến tình trạng tham nhũng và cậy quyền nặng nề càng khiến cho học sinh nghèo gặp rất nhiều khó khăn để thăng tiến trong xã hội. Có những trường hợp, học sinh giỏi nhưng nghèo đã bị gia đình giàu có lấy cắp hồ sơ cá nhân để nộp cho con của họ không đủ điểm để vào được đại học, qua đó làm thay đổi cả cuộc đời của một học sinh nghèo, vì không vào được đại học, nên phải đi lao động cực khổ để nuôi thân, ngược lại, những đứa con nhà giàu, vẫn tiếp tục con đường thăng tiến trong xã hội một cách dễ dàng.

Không những ở Trung Quốc mà tình trạng phân biệt giai cấp vẫn xảy ra xưa nay tại Việt Nam, chưa kể đến tình trạng gia tăng học phí đến chóng mặt khiến cho các gia đình nghèo trong xã hội không thể nào tiếp tục nuôi con ăn học để thành tài sau này, mặc dù nhiều học sinh rất sáng dạ thế nhưng cuối cùng đành phải đi làm thuê vì không thể tiếp tục việc học. Những học sinh này nếu như ở Mỹ, các em đã trở thành những thành phần ưu tú, đóng góp rất lớn cho sự thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai. 

Với tình trạng phân biệt giai cấp nặng nề hiện nay ở Trung Quốc, cho dù đảng cộng sản có tìm cách cải tổ thế nào đi chăng nữa, nguồn cội của vấn đề giáo dục đầy phân biệt vẫn sẽ tạo thêm khó khăn cho tầng lớp người nghèo trong xã hội trong tương lai. 

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài Little Sài Gòn TV