Menu

Bức Tâm Thư 8 điều gửi nhà cầm quyền VNCS

Hôm Thứ Tư một bức tâm thư với tựa đề: Tâm thư 8 điều gửi đến Chính phủ: Làm đàng hoàng những chuyện này để người dân yên tâm chống dịch, đã được gửi qua email trên mạng mà người gửi tên là Yên Khắc Chính. Bức thư đã nêu ra nhiều điểm yếu kém mà nhà cầm quyền VNCS trong thời gian qua đã phạm phải khiến tạo thêm khó khăn cho người dân, không chỉ dịch mà còn về mặt đời sống. 

Trong bức tâm thư của ông Yên Khắc Chính có 8 điều đề nghị mà mục tiêu là để người dân yên tâm chống dịch, qua đó, khắc phục những lầm lỗi mà chính quyền Việt Nam đã phạm phải. 

Thứ nhất yêu cầu chỉ rõ ai là người chịu trách nhiệm, theo bức tâm thư, một trong những vấn đề lớn nhất thời gian qua là người dân không thấy quan chức chính quyền nào chịu trách nhiệm cho các chính sách ban ra.

Những quyết định phong tỏa được thực hiện dựa trên các chỉ thị 15, 16 hay 19 của thủ tướng Chính phủ, vừa có nội dung mơ hồ, lại vừa không có giá trị pháp lý. Hệ quả là mỗi địa phương mạnh ai nấy làm, mỗi nơi một kiểu.  Có những địa phương kiên quyết ngăn sông cấm chợ. Có những nơi ra công văn không tiếp nhận công dân từ nơi khác.  Lại có chỗ ra quy định kỳ khôi như cấm người dân đi xe máy mà khuyến khích đi lại bằng ô tô. 

Chưa kể việc ra quyết định phong tỏa thành phố hơn 10 triệu dân theo kiểu đánh úp, khiến hàng hóa thiếu hụt, giá cả leo thang đến nay vẫn chưa ổn định hoàn toàn.

Ai chịu trách nhiệm cho những chính sách gây khó khăn vô lý cho người dân và doanh nghiệp.

Yêu cầu thứ nhì là Việt Nam nên mời các chuyên gia độc lập, không những ở Việt Nam mà kể cả nước ngoài góp ý để giúp nỗ lực chống dịch đạt hiệu quả thực sự. Nội dung tâm thư viết rằng, một điều dễ nhận ra trong phương thức chống dịch tại Việt Nam là việc thừa mứa các khẩu hiệu hô hào chính trị nhưng vắng bóng ý kiến phản biện của những chuyên gia. Thậm chí những ý kiến hay từ chuyên gia chẳng hạn như ông Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam, đăng trên VnExpress đã bị gỡ bỏ mà không lý do. Đây là chính sách tệ hại nhất của phía Việt Nam liên quan đến sự kiểm duyệt và bưng bít thông tin, khiến người dân không thể hiểu rõ tình hình của đại dịch và phương pháp chống dịch sao cho hữu hiệu. Việc bưng bít thông tin này bao gồm như không công khai tình trạng chích ngừa cho lãnh đạo và người dân. Không công bố báo cáo của Quỹ Vaccine Phòng chống COVID-19. Không làm rõ nguy cơ lây nhiễm trong các khu cách ly khiến người dân hoang mang lo sợ. Không làm rõ những trường hợp bắt phạt dẫn đến tình trạng đi mua bánh mì cũng bị phạt. Ngồi ăn trong nhà không mang khẩu trang cũng bị gây khó dễ và đòi phạt.

Về mặt công nghệ liên quan đến nỗ lực chống dịch của nhà cầm quyền VNCS, thì trong thời gian qua có ứng dụng Bluezone, luôn được chính quyền quảng bá là phương thức hiệu quả để hỗ trợ chống dịch. Thế nhưng không ai chịu trách nhiệm

Và cũng không ai nói gì đến các ý kiến chất vấn của giới chuyên môn về tính hiệu quả, an toàn và bảo mật thông tin cá nhân từ ứng dụng Bluezone, vì vậy cũng chẳng ai làm. 

Cuối cùng yêu cầu thứ 8 là kêu gọi nhà cầm quyền hãy dừng ngay việc đàn áp, quấy nhiễu những người bất đồng chính kiến. Dù tình trạng lây nhiễm vì đại dịch ở khắp nơi, thế nhưng chính quyền vẫn không ngừng tung quân đi bắt giữ những người bất đồng chính kiến, chỉ vì những tiếng nói này dám nói rõ tình trạng tệ hại trong cách lãnh đạo của nhà cầm quyền. Theo ông Yên Khắc Chính thì một nhà nước không cho phép người dân chỉ ra cái sai, cái xấu, cái tệ hại của mình thì làm sao có thể yêu cầu người dân ủng hộ. 

Đây là lần đầu tiên sau hơn một năm rưỡi xảy ra đại dịch, người ta được đọc những đề nghị rất rõ ràng và lý tưởng để cải thiện tình hình đối phó với dịch bệnh, tuy nhiên với chính sách lãnh đạo yếu kém trong thời gian qua, chưa kể là chủ trương độc tài toàn trị, thì khó lòng Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn hiệu quả để chống dịch, bao gồm vấn đề bảo đảm đời sống của người dân khi phải bị cách ly trong nhà.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài Little Sài Gòn TV