Menu

Tối cao pháp viện ủng hộ quyền tự do ngôn luận ngoài nhà trường (xem Video)

Với tỉ lệ 8 trên 1, tòa tối cao pháp viện Hoa Kỳ sáng nay đã đồng thanh ủng hộ hành động của một nữ sinh từ trường trung học tiểu bang Pennsylvania, về quyền tự do ngôn luận cho dù em đã đưa ra những lời chửi bới tục tĩu để thóa mạ nhà trường.

Người thắng kiện trong trường hợp này là cựu nữ sinh trường trung học Mahanoy thuộc học khu tiểu bang Pennsylvania, cô Brandy Levy. Nội vụ xảy ra năm 2017, lúc đó cô Levy đang là học sinh của trường và trong đội tuyển Cheerleader. Trong cuộc thi để chọn đội tuyển ưu tiên, cô bị đánh rớt, giận dữ, khi về nhà, cô đã lên trên mạng xã hội Snapchat, chỉ trích quyết định của trường Mahanoy, dùng từ ngữ tục tĩu, giơ ngón tay giữa lên để thỏa mạ nhà trường. Trước hành động này của cô, nhà trường đã quyết định là cô đã vi phạm đạo đức của nhà trường, từ đó, ngăn cấm cô không được tham gia vào đội cheerleader của trường trong vòng 1 năm. 

Tức giận trước việc ngăn cấm này từ nhà trường, bố mẹ của cô Levy đã nhờ đến tổ chức bảo về quyền dân sự ACLU hỗ trợ để chống lại nhà trường. Vụ kiện khi đưa lên tòa kháng án, cô Levy đã thắng, nhưng trường học Mahanoy không đồng ý và đưa vụ kiện lên đến tòa tối cao pháp viện, dựa trên phán quyết từ năm 1969 cũng từ tòa tối cao pháp viện cho rằng, học sinh cần phải tuân thủ theo các qui định của nhà trường, bao gồm hành vi, thái độ, ngôn ngữ để giữ đạo đức. 

Tuy nhiên phán quyết của tòa tối cao pháp viện năm 1969, vào thời điểm không hề có internet và không có mạng xã hội, nếu các em lên mạng xã hội và có hành vi xấu, các em có bị nhà trường ghép tội vi phạm đạo đức hay không.

Phán quyết của tòa tối cao pháp viên ghi nhận rằng, học sinh Brandy Levy mặc dù có thái độ xấu, hành vi đi ngược lại với đạo đức của nhà trường, thế nhưng em không thực hiện những điều đó trong lúc hiện diện trong khuôn viên của nhà trường. Em lên mạng và như bao nhiêu trẻ em khác, thường có những hành vi không kiểm soát được, thế nhưng đó là quyền tự do biểu tỏ hay tự do ngôn luận của em trên mạng, nhà trường không có quyền để kiểm soát những hành vi này. 

Trong đơn kiện, trường Mahanoy tranh luận rằng, tu chính án số một về quyền tự do ngôn luận của người dân không thể buộc nhà trường làm ngơ trước tuyên bố của học sinh, nhất là những ngôn ngữ này gây ảnh hưởng đến môi trường học của các em, vì thế, ban giám hiệu hay người huấn luyện viên được quyền quyết định đưa ra hình phạt đối với một học sinh vi phạm, dù những vi phạm này được thực hiện trên mạng xã hội, hay ở bên ngoài phạm vi trường học. 

Tuy nhiên khi đưa ra phán quyết hôm nay, tòa tối cao pháp viện đã đồng thuận với phán quyết của tòa dưới cho rằng, một khi trẻ em rời khỏi trường học, quyền kiểm soát và giám hộ các em thuộc về phụ huynh. Bố mẹ các em có quyền để định ra hành phạt hay khen thưởng đối với hành vi của các em, trường học không có quyền đó. Vì vậy trong trường hợp, một học sinh có hành vi hay ngôn ngữ chống đối nhà trường, mà nếu xảy ra phía bên ngoài phạm vi của trường thì quyền tự do chiếu theo hiến pháp số 1 của các em vẫn phải được tôn trọng. 

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV