Menu

Mạng xã hội Việt Nam kêu gọi tẩy chay H&M

Các mạng truyền thông xã hội của Việt Nam hôm nay đưa ra lời kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M của Thụy Điển, sau khi công ty này thuận theo yêu cầu của Trung Cộng để phải bao gồm đoạn đường 9 đoạn trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc công nhận chủ quyền, mặc dù vấn đề đang còn tranh chấp với Việt Nam. Theo tường thuật của tờ South China Morning Post, tuần rồi, công ty quốc doanh của Trung Quốc có trụ sở ở Thượng Hai đã ra lệnh cho công ty H&M, khi đưa bản đồ giới thiệu trên trạng mạng của H&M, phải bao gồm bản đồ chủ quyền biển đông của Trung Quốc. Đường lưỡi bò 9 đoạn này, kéo dài gần trọng chiều dài đường biển của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên chiếm đến 90% diện tích biển. Mặc dù trên trạng mạng của H&M, bản đồ bao gồm đường lưỡi bò 9 đoạn hôm nay vẫn chưa nhìn thấy, nhưng tin tức về áp lực của Trung Quốc nhắm vào hãng H&M, cũng đủ để tạo nên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam. 

Hãng thông tấn Reuters phỏng vấn một số người ở Hà Nội với đa số đều đồng ý lời kêu gọi tẩy chay thương hiệu của H&M, bà Trịnh Thúy Vân tuyên bố, “nếu họ đưa ra bản đồ thì chúng ta phải tẩy chạy họ. Tôi không sử dụng hàng của họ vì không thể chấp nhận họ sử dụng bản đồ có đường 9 đoạn”.

Hãng H&M hiện chỉ có 12 tiệm trên toàn nước Việt Nam, và chưa lên tiếng về lời kêu gọi tẩy chạy hàng của họ ở Việt Nam. 

Trên mạng Twiiter và Facebook ở Việt Nam hôm nay, người xem có thể nhìn thấy hai bản đồ, một bản đồ có đường lưỡi bò 9 đoạn bị gạch bỏ, và một bản đồ của phía Việt Nam bao gồm chủ quyền đường 9 đoạn, kèm theo là lời yêu cầu công ty H&M phải đưa ra lời xin lỗi, còn không, sẽ phải đương đầu với tình trạng tẩy chay thương hiệu. 

Từ nhiều năm qua, tấm bản đồ của hai nước, có kèm đường lưỡi bò 9 đoạn, luôn là vấn đề nhạy cảm, khi người dân luôn nhìn kỹ hình ảnh của tấm bản đồ để liệu xem phía Trung Quốc muốn đưa chủ quyền của họ đặt lên Việt Nam hay không. Ngay cả khi phía Việt Nam muốn đưa bản đồ bao gồm chủ quyền đường lưỡi bò 9 đoạn, cũng bị phía Trung Quốc lên án. 

Trong thời gian qua, H&M đang đương đầu với những lời kêu gọi tẩy chay ở Trung Quốc khi vào cuối năm qua, công ty H&M, lên tiếng cho rằng, đã xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, khi nhà cầm quyền Trung Cộng đưa những người gốc hồi giáo Tân Cương vào làm việc công việc về may mặc mà không được trả lương xứng đáng như người Trung Quốc. Sau vụ bị kêu gọi tẩy chay thương hiệu, công ty H&M lại ra tuyên bố sẽ có hành động mới nhằm lấy lại niềm tin từ người tiêu thụ ở Trung Quốc. 

Không những thương hiệu của H&M gặp khó khăn ở Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, các đại công ty như Nike, Adidas, Burberry cũng bị người dân Trung Quốc đòi tẩy chay vì vấn đề Tân Cương. Vào tháng 3, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu đều đồng thanh lên án và áp đặt cấm vận lên Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền đối với người hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, một điều mà cho đến nay nhà cầm quyền Trung Cộng luôn phản bác và yêu cầu tôn trọng chuyện nội bộ của Bắc Kinh. 

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV