Theo thông lệ hàng năm, ngày 8 tháng 3 được đánh dấu bằng các buổi tụ tập, biểu tình tại các quảng trường lớn trên khắp 5 châu, nhằm kêu gọi chính phủ và xã hội hãy gia tăng thêm sự cảnh thức đối với vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội, thế nhưng vẫn còn nhiều sự bất công về bình đẳng giới tính, ngay cả trong các quốc gia văn minh.
Ít ai biết được là ngày quốc tế phụ nữ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và đến từ lòng can đảm và ý chí bất phục sự bất công của bà Susan Anthony, một nhà hoạt động chính trị và nhân vật đầu tiên tranh đấu cho quyền phụ nữ. Bà Susan Anthony là người gốc thổ dân da đỏ, sau cuộc cuộc nội chiến của Hoa Kỳ thế kỷ thứ 18, bà vận động cho tu chính án số 14, theo đó, cung cấp quyền công dân cho tất cả người bản xứ. Mặc dù tu chính án số 14 sau đó được thông qua năm 1868 nhưng quyền đi bầu cho phụ nữ vẫn không được công nhậnm vì thế đến năm 1869, bà Susan Anthony và Elizabeth Cady Stanton cùng sáng lập Hiệp Hội Quyền Đi Bầu của Phụ Nữ, gọi tắt là NWSA, không ngoài mục tiêu là người phụ nữ phải được đối xử công bằng như đàn ông để được phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Vào đầu thập niên 1900, người phụ nữ tiếp tục chịu sự bất công về lương bổng, thậm chí họ cũng bị ép làm việc thêm giờ nhưng lại không được hưởng những quyền lợi nơi sở làm như đàn ông, vì vậy 15 ngàn người phụ nữ đã kéo xuống đường phố New York, năm 1908 để đòi quyền bình đẳng. Đến năm 1909, ngày phụ nữ quốc gia lần đầu tiên trên thế giới được công nhận, và nhanh chóng được nhiều quốc gia khác trên thế giới ủng hộ, dẫn đến ngày đặc biệt 8 tháng 3, được chọn là ngày quốc tế phụ nữ.
Dù đã hình thành cả trăm năm trước, thế nhưng đến nay, người phụ nữ trên toàn thế giới, ngay cả ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chịu sự ảnh hưởng về bất công giới tính trong xã hội, vì vậy không phải chờ đến ngày quốc tế phụ nữ, nhiều hoạt động chính trị vẫn tiếp tục đòi hỏi sự công bằng trong giới tính.
Hôm nay tại thủ đô Bá Linh, hàng ngàn người xuống đường kêu gọi được bình đẳng hơn về giới tính, chấm dứt tình trạng ngược đãi và xâm phạm người phụ nữ. Một người biểu tình tên Lily tuyên bố… “không chỉ nên xem hôm nay là ngày quốc tế phụ nữ, mà mỗi ngày vẫn phải như vậy. Hôm nay là ngày phụ nữ được chú ý đến, kêu gọi cho quyền bình đẳng giới tính được tôn trọng, tôi có mặt ở đây để cất tiếng nói cho mọi người phụ nữ”
Cuộc tuần hành lớn cũng được nhìn thấy ở Tây Ban Nha, kêu gọi xã hội hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và kỳ thị nhắm vào người phụ nữ. Nhiều nơi, họ tuần hành trên các đường phố, cầm cờ tím biểu tượng và ngồi lỳ trên các con đường huyết mạch.
Tại vùng Nam Sudan, những người phụ nữ ủng hộ phong trào đòi bình đẳng giới tính đã dùng lời hát thay cho bạo lực để kêu gọi quyền cho người phụ nữ, nhất là ở những quốc gia mà tình trạng kỳ thị vẫn đang trù dập người phụ nữ. Cô Joy Mbaraza, một nhạc sĩ cho biết, cô vẫn còn niềm tin và hy vọng cho đất nước, khi không còn chiến tranh, mâu thuẫn, khi tất cả mọi người được sống trong bình an.
Tại Hoa Kỳ, chính phủ của TT Joe Biden ngay từ những ngày đầu tiên vào tòa bạch ốc đã có hành động mạnh mẽ gia tăng quyền tham gia chính trị của người phụ nữ, bằng cất nhắc nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ cho phụ nữ. TT Biden đã ký hai sắc lệnh mới, cổ vũ cho quyền bình đẳng giới tính, tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới.
Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV