Cuối tuần qua diễn ra một sự kiện lịch sử trong lĩnh vực thương mại toàn cầu giữa mùa đại dịch quy tụ 15 quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, Việt Nam. Đại diện các quốc gia tham dự đã cùng ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Châu Á Thái Bình Dương viết tắt là RCEP. Thông qua hiệp định này, các quốc gia liên quan cam kết cắt giảm thuế suất và tạo cơ hội để các bên ký kết tăng cường sự tiếp cận thị trường chiếm gần 30% dân số và tổng sản lượng quốc dân toàn cầu.
Theo news.cgtn.com, thoả thuận thương mại trên được ký kết suôn sẻ nhờ sự ủng hộ vững chắc của Trung Quốc sau sáng kiến thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của tổng thống Hoa Kỳ Obama vào năm 2017, nhưng cuối cùng đã rút bỏ. Thỏa thuận trên còn chứng minh rằng Đông Á là khu vực của thế giới được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất thế kỷ 21, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội theo chủ nghĩa đa phương và hội nhập.
Trung Quốc thông qua việc ký kết RCEP đã thiết lập một tổ chức thay thế Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận mà nước này bị loại trừ, trong khuôn khổ hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia trong khu vực để tạo ra một thị trường an toàn, không bị ảnh hưởng vì sự tách rời của Hoa Kỳ. Sự hội nhập mạnh mẽ và điều chỉnh các mối quan hệ thương mại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tạo cho Trung Quốc điểm khởi đầu của sự phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). (LSTV)