Menu

Giá xăng sẽ còn ở mức kỷ lục ít nhất đến lễ Lao Động (xem Video)

Trong mục kinh doanh của hãng tin CNN, giới phân tích gia đưa ra vấn đề về giá xăng tăng cao kỷ lục trong thời gian qua, nhưng điểm đáng quan tâm là giá xăng sẽ còn giữ ở mức cao trong thời gian dài sắp tới, ít nhất là cho đến ngày lễ lao động, tức đầu tháng 9. Chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine chỉ góp một phần khiến giá xăng tăng cao, nhưng còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng.

Ngay trước khi diễn ra cuộc xâm lăng của Nga nhắn vào Ukraine, nhiều kinh tế gia dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 100 mỹ kim một thùng, vào thời điểm đại dịch, giá dầu đã tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng bất ngờ, nhất là ở Mỹ. Nguồn tiêu thụ tăng cao, cộng thêm với nguồn dầu cung cấp như cũ, và vì đại dịch, nên nguồn dầu hỏa đã bị thiếu hụt. Nay lại thêm các lệnh cấm vận dầu hỏa của Nga, càng khiến tình trạng cung cấp dầu bị thiếu hụt. Hoa Kỳ nhập cảng khoảng 8% dầu thô từ Nga hàng năm, mặc dù là con số nhỏ, nhưng để tìm nguồn dầu thay thế sẽ mất thêm thời gian. Ngay cả trước lệnh cấm vận được ban hành, do chiến tranh, nhiều tàu chở dầu đã không thể mua bảo hiểm, ngay cả nhóm đầu tư mua bán dầu hàng ngày, cũng ngại để mua dầu của Nga vì lo sợ ảnh hưởng đến lệnh cấm vận, nhất là ngân hàng của Nga đã bị cấm vận, vì thế việc nhận tiền cũng thể diễn ra. Nhiều tàu chở dầu cũng ngại không dám tiến vào hải cảng của Nga trước lệnh cấm vận.Vì thế, dù không có lệnh cấm vận dầu của Nga, nguồn dầu này hiện vẫn nằm ụ trong bồn chứa.

Ngoài lệnh cấm nhập cảng dầu của Nga từ Hoa Kỳ, Anh Quốc tuyên bố, sẽ dần giảm nguồn nhập cảng dầu của Nga từ nay cho đến cuối năm 2022, ngoài ra tìm kiếm nguồn khí đốt khác để không phải lệ thuộc vào khí đốt của Nga. Hiện nay Châu âu chưa có lệnh cấm vận dầu của Nga, nhưng đang có nhiều áp lực để 27 quốc gia trong khối liên hiệp châu âu từ từ loại bỏ sự lệ thuộc dầu hỏa và khí đốt của Nga. Nga hiện cung cấp khoảng 27% nguồn dầu cho Châu  u.

Mặc dù chưa có lệnh cấm vận dầu hỏa từ các quốc gia ở Châu  u, nhưng tin tức về nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc dầu và khí đốt của Nga cũng đủ làm cho giá dầu và khí đốt tăng lên, nhất là với những lệnh cấm vận hiện nay, ngay cả khi Nga muốn bán dầu, chỉ có Trung Quốc hay vài quốc gia không nằm trong lệnh cấm như Ấn độ là còn mua dầu của Nga, nhưng số lượng không nhiều, chưa kể là Nga áp lực để nhận đồng đô la thay vì nhân dân tệ hoặc tiền Ruppee của Ấn Độ.

Khi đại dịch xảy ra cho toàn thế giới vào đầu năm 2020, Nga và nhiều quốc gia Ả Rập đã cắt giảm sản lượng dầu cung cấp trên toàn thế giới để giữ cho giá dầu tránh bị rớt xa hơn nữa, tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, khi nhu cầu tiêu thụ tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới tăng, nguồn dầu lại thiếu hụt, dẫn đến giá dầu bắt đầu tăng lên, và ngay cả khi các quốc gia trong tổ chức dầu hỏa OPEC muốn tăng sản lượng theo yêu cầu, cũng cần mất một thời gian, chưa kể là thiếu hụt nhân viên và dụng cụ do ảnh hưởng từ đại dịch. Thêm nữa, các công ty sản xuất xăng dầu, cũng muốn giữ cho giá cổ phiếu của công ty được tăng, vì thế, thay vì gia tăng nguồn dầu thô hoặc xăng, họ lại đi mua lại các cổ phiếu giá rẻ, và khiến nguồn xăng không đủ cung cấp cho thị trường, qua đó, giá xăng phải tăng. Nhiều công ty dầu hỏa trong thời gian qua bắt đầu giảm năng xuất trước các chính sách bảo vệ môi sinh và khuyến khích sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế, vì thế họ đã không tìm kiếm nguồn dầu hỏa mới, cho dù nước Mỹ hiện có trữ lượng dầu hỏa thuộc hàng cao nhất thế giới. Đây là những yếu tố khiến giá dầu khó lòng rớt xuống trở lại và giá xăng sẽ còn ở mức cao ít nhất cho đến lễ lao động năm nay.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV