Menu

Qua Thế Vận Hội, Trung Quốc che đậy hồ sơ vi phạm nhân quyền (xem Video)

HTT: Ký giả gốc Hoa Amy Qin của Tờ New York Times hôm nay đăng bài bình luận liên quan đến thông điệp chính trị mà Trung Quốc muốn gửi đi cho quốc tế bằng cách sử dụng vận động viên gốc Duy Ngô Nhĩ để cầm đuốc, trong lễ chuyển đuốc thế vận đến Bắc Kinh, để cho thấy Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài đánh lận con đen đối với hồ sơ vi phạm nhân quyền của họ như thế nào. Lý do là từ xưa nay, vận động viên gốc Duy Ngô Nhĩ không ai biết đến, ngay cả người ở Trung Quốc, chưa kể là vận động viên về các môn trượt tuyết ở Trung Quốc cũng ít ai biết đến. Thế nhưng bất ngờ, một nữ vận động viên gốc Duy Ngô Nhĩ được đưa ra ánh sáng Thế Vận, rất rạng rỡ khi cô nắm chặt ngọn đuốc Thế Vận trong ngày khai mạc Thế vận hội, không chỉ trở thành biểu tượng cho tham vọng thể thao mùa đông của Trung Quốc mà còn xem như một thông điệp thách thức những lời chỉ trích gay gắt của phương Tây về nhân quyền của Trung Quốc.

Việc châm ngọn đuốc Thế Vận theo truyền thống, là nhằm để vinh danh cho người dân quốc gia, được tổ chức Thế Vận, hay vinh danh cho truyền thống về thể thao của quốc gia đó. Việc Trung Quốc lựa chọn vận động viên Duy Ngô Nhĩ, Dinigeer Yilamujiang, tên hán việt là Nghi Hoàn Giang, 20 tuổi, cho vai trò thắm đuốc cùng với những đồng đội mà đa số là người Hán, ngay lập tức gây chia rẽ.

Đối với nhiều người Trung Quốc, đó là một thông điệp cảm thấy tốt về sự đoàn kết sắc tộc. Nhưng đối với các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà phê bình phương Tây,  thì rõ ràng Bắc Kinh đang sử dụng một vận động viên theo cách có tính toán, một cách khiêu khích để tẩy trắng sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực phía tây Xa xôi của Tân Cương, nơi mà vận động viên  Nghi Hoàn Giang sinh ra.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố sau buổi lễ  là việc châm đuối của cô Nghi Hoàn Giang đã “cho thế giới thấy một Tân Cương xinh đẹp và tiến bộ” với “khuôn mặt tươi cười và hình thể trẻ trung”. Nỗ lực tuyên truyền đã gây khó chịu cho nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài, những người từ lâu đã tìm cách nâng cao nhận thức về chiến dịch giam giữ và cải tạo hàng loạt của Trung Cộng nhắm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ mà Hoa Kỳ đã tuyên bố đó là tình trạng diệt chủng.

Rahima Mahmut, giám đốc tổ chức Duy Ngô Nhĩ Thế giới ở Anh, cùng giữ vai trò giám đốc điều hành của tổ chức Stop Duyghur Genocide, hay chấm dứt tình trạng diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, đã nhận định về phương cách tuyên truyền của Bắc Kinh là khi đất nước của ông hoàn toàn biến thành một nhà tù ngoài trời, mà Thế Vận lại cho thế giới thấy là người Duy Ngô Nhĩ lại hạnh phúc để thắp sáng ngọn đuốc Olympic, thì quả là một điều vô cùng kinh tởm,

Trung Quốc, cho đến nay vẫn phủ nhận cáo buộc đàn áp ở Tân Cương, đã biện minh cho việc lựa cô Nghi Hoàn Giang để đốt đuốc, cho rằng, cô là “niềm tự hào và đại diện tuyệt vời của người dân Trung Quốc”, đồng thời khẳng định, cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ vẫn đang sống trong bình an, hòa hợp và hạnh phúc. Trên thực tế, theo tổ chức giám sát nhân quyền, tình trạng người Duy Ngô Nhĩ luôn bị theo dõi và kiềm chế, và nhất là các vận động viên thể thao, thì việc lựa chọn một thiếu nữ người Duy Ngô Nhĩ không có khả năng tranh tài thế vận, chỉ là một thông điệp tuyên truyền, và đã không thể lấy vải thưa để che mắt thánh, trước hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc được.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV