Menu

200 thường dân Ukraine được cứu mạng nhờ chiếc xe Van đỏ (xem Video)

HTT:  Khi quân Nga siết chặt vòng vây Mariupol và hỏa tiễn trút xuống ầm ỉ, Mykhailo Puryshev đã lái xe van màu đỏ vào thành phố đến 6 lần vào tháng trước để di tản người Ukraine. Hiện anh cũng không hiểu làm sao mình còn sống khi chiếc xe van màu đỏ của anh đã bị phá hủy hoàn toàn.

Người đàn ông Ukraine 36 tuổi, từng điều hành một vũ trường trong thành phố, cho biết anh đã di tản hơn 200 người trong 6 chuyến đi đầy gian nan và nguy hiểm và những người khác theo gương để cùng tham gia việc di tản bằng xe với anh.

Tuần trước, Nga đã tuyên bố quyền kiểm soát thành phố cảng chiến lược, nơi hứng chịu các cuộc tấn công dữ dội nhất trong cuộc chiến, bất chấp hàng trăm lính Ukraine quyết chiến trong khu vực của nhà máy thép rộng lớn. Ukraine cho biết khoảng 100.000 dân thường đang mắc kẹt trong thành phố Mariupol.

Nhưng nhờ những chuyến xe tư nhân tự thành lập của anh Puryshev là cứu cánh cho những thường dân hầu như bị chết đói khi những nỗ lực thiết lập các hành lang nhân đạo đều thất bại.

Puryshev nói, “Những gì bản thân anh đã chứng kiến, thật khó diễn tả thành lời. Tất cả những gì còn lại chỉ là tro bụi, tòa nhà biến thành những đống đổ nát, như than trong đống lửa, như một đống lửa đang cháy. Đây là thành phố trông như thời điểm đó.

Puryshev đã đăng các đoạn video anh quay về các chuyến cứu người của anh, cho thấy một hình ảnh hiếm có về thành phố trong chiến tranh. Điện thoại di động không hoạt động và thông tin rất hiếm hoi.

Puryshev cho biết, chiếc xe van do chính bạn bè hùn tiền vào mua dành cho cuộc di tản,  đã bị phá hủy kính chắn gió, ba cửa sổ và một cửa phụ bị phá hủy trong một vụ tấn công, cảm ơn Chúa không có ai ở bên trong, anh cho biết, anh đã phải sửa xe giữa các chuyến di tản.

Puryshev cho biết, các chuyến xe qua lãnh thổ do Nga chiếm đóng mất 8 giờ đồng hồ, đi qua các trạm kiểm soát và thỉnh thoảng gặp những đám bùn và xác chết, trong khi anh rất lo sợ về các quả mìn rơi vãi hoặc chôn trên đường phố. Khi vào thành phố, y không dám nhìn xác chết
nằm rải rác trên mặt đất, hoặc xác chết bên trong những xe cháy, lo sợ rằng, nếu nhìn thấy có trẻ em, anh sợ tinh thần bị suy sụp và không dám lái xe nữa.

Hơn 200 người được cứu là nhờ anh thiết lập một hầm trú bom dưới tầng hầm của vũ trường, bao gồm người già và phụ nữ mang thai. Ban đầu đặt ra mục tiêu giải cứu các nhân viên hộp đêm, anh thấy mình cũng đang giải cứu những người đang trốn ở đó.

Puryshev cho biết điều đáng sợ nhất là khi tình hình yên tĩnh, có lúc yên đến 8 giờ, và tưởng là kết thúc, nhưng sau đó bom pháo kích trở lại, trẻ em là tội nghiệp nhất vì chúng quá sợ.

Anh nhớ lại chuyện một góa phụ yêu cầu anh lấy dùm chiếc nhẫn cưới ra khỏi tay người chồng đã chết vì trận không kích, nhưng anh đã không dám làm.

Lẽ ra anh muốn tiếp tục di tản thường dân ra khỏi Mariupol, nhưng lần cuối cùng là vào ngày 28 tháng 3, khi một người lính thân Nga nói với anh  rằng đừng bao giờ quay trở lại, nếu không sẽ bị nhốt – hoặc tệ hơn.

Puryshev nói rằng Chúa đã trông chừng cho anh, vì vết thương duy nhất mà anh bị là trúng một mảnh vỡ thủy tinh ở bên hông. Nhưng chiếc áo khoác đã cứu anh và chỉ bị xây xát. Tất nhiên là Chúa đã bảo vệ tôi. Xe của anh cũng chăm sóc anh.”

Anh ta có kế hoạch cho chiếc xe sau chiến tranh. Puryshev hy vọng sẽ biến chiếc xe tải của mình thành một tượng đài ở Mariupol.

Hoàng Trọng Thụy tường trình cho đài LSTV.